Trở lại   Chợ thông tin Thiên văn Việt Nam > Thảo luận kiến thức > Thiên văn vật lý

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 27-08-2012, 01:27 PM
furniweb furniweb đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 98
Mặc định Bức ảnh hoàn hảo nhất về Tia Jet của Hố Đen từ kính thiên văn vô tuyến.

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

[YOUTUBE]oBUVRlUj7T0[/YOUTUBE]
Centaurus A là thiên hà Elip khổng lồ cách 12 triệu năm ánh sáng. Tại tâm của nó là một Siêu hố đen với khối lượng tương đương 55 triệu Mặt Trời. Bây giờ, dự án TANAMI đã cung cấp các hình ảnh tốt nhất từ trước đến giờ về các vòi phun phân tử chi tiết tới 15 ngày ánh sáng. Chúng vươn ra rất xa ra khỏi thiên hà.

Một nhóm các nhà khoa học được NASA tài trợ đã sử dụng các kính thiên văn trên khắp bán cầu Nam để cho ra những hình ảnh về các dòng hạt vật chất phun ra từ một Siêu hố đen ở thiên hà bên cạnh.

Những tia này phát sinh khi có vật chất tiếp cận hay rơi vào trong hố đen, chúng tôi vẫn chưa biết rõ các chi tiết về việc chúng hình thành và duy trì” ông Cornelia Mueller, tác giả chính của nghiên cứu và là nghiên cứu sinh tại Đại học Erlangen-Nuremberg ở Đức nói.

Hình ảnh mới nhất về khu vực khoảng 4,2 năm ánh sáng – ít hơn khoảng cách giữa Mặt Trời và ngôi sao gần nhất, với các chi tiết lên tới 15 ngày ánh sáng – độ phân giải lớn nhất mà việc quan sát các thiên hà từng thực hiện. Nghiên cứu sẽ xuất hiện trong tạp chí Thiên văn học và Vật lý thiên thể và sẵn sàng được công bố với cộng đồng khoa học.

Mueller và nhóm của cô nhắm tới mục tiêu là Centaurus A (Cen A), một thiên hà gần với một Siêu hố đen nặng bằng 55 triệu lần khối lượng của Mặt Trời. Còn được gọi là NGC 5128, Cen A cách xa 12 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Centaurus và là một trong những nguồn phát sóng Radio đầu tiên được xác định với một thiên hà.

Trong dải sóng Radio, Cen A là một trong những đối tượng lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời, gấp gần 20 lần kích thước biểu kiến của Trăng tròn. Điều này là do thiên hà nằm nép mình giữa một cặp dòng phát vô tuyến khổng lồ, mỗi dòng trải dài gần một triệu năm ánh sáng.

Các thuỳ vật chất được làm đầy bởi những dòng hạt phân tử phun ra từ Hố đen trung tâm thiên hà. Các nhà khoa học ước lượng tốc độ các dòng hạt vào khoảng 1/3 tốc độ ánh sáng.

Sử dụng các kính thiên văn vô tuyến liên lục địa – Các nhà nghiên cứu tại TANAMI (Tracking Active Galactic Nuclei with Austral Milliarcsecond Interferometry) dự án có thể nghiên cứu tận sâu trong trung tâm thiên hà.

Kỹ thuật máy tính hiện đại cho phép chúng tôi kết hợp các dữ liệu từ những kính thiên văn đơn lẻ, gần với hình ảnh thu được từ một chiếc kính duy nhất lớn gần bằng cả Trái Đất”. Roopesh Ojha tại NASA's Goddard Space Flight Center in Greenbelt, Md nói.

Năng lượng khổng lồ sản sinh từ các thiên hà hoạt động như Centaurus A. Thông qua một cơ chế chưa được rõ ràng, vật chất rơi vào hố đen đã bị bắn ra với vận tốc xấp xỉ vận tốc ánh sáng. Những chi tiết từ các tia phân tử sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn cơ chế việc hình thành các dòng hạt này.

Các dòng hạt này tương tác mạnh mẽ với môi trường khí xung quanh, đôi khi chúng thay đổi nhịp độ hình thành các ngôi sao. Những dòng hạt này có lẽ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiến hoá của các thiên hà.

Kính thiên văn không gian tia Gamma Fermi của NASA đã phát hiện ra nhiều bức xạ năng lượng cao từ khu vực trung tâm của Centaurus. “Bức xạ này chứa năng lượng gấp hàng tỷ lần các sóng vô tuyến thông thường, và nơi bắt nguồn chính xác của nó vẫn còn là một bí ẩn” ông Matthias Kadler tại Đại học Wuerzburg tại Đức và cộng tác viên của Ojha. "Với TANAMI, chúng tôi hy vọng có thể tìn hiểu sâu hơn về vùng trung tâm thiên hà."

Ojha được tài trợ qua một sự khảo sát Fermi trên những nghiên cứu về các dòng năng lượng ở những thiên hà hoạt động.

Các nhà thiên văn học tiếp tục cải tiến các hình ảnh trong Australian Long Baseline Array (LBA) và tăng độ phân giải của TANAMI. Dự án LBA có thêm các kính thiên văn ở Nam Phi, Chi lê và Antarctica để khám phá những tia ngân hà sáng nhất trong bầu trời phía Nam.

Kính thiên văn không gian tia Gamma Fermi của NASA là một sản phẩm từ sự hợp tác về vật lý học thiên thể vật lý hạt, phát triển trong sự hợp tác Bộ năng lượng Mỹ, cùng những đóng góp quan trọng từ những cơ quan và những đối tác hàn lâm trong Nước Pháp, Đức, Italy, Nhật bản, Thụy Điển và Mỹ...



Hình 1: Thiên hà Elip khổng lồ NGC 5128 là nguồn sóng vô tuyến với cái tên được biết đến là Centaurus A. Dải sóng Radio rộng lớn (dải màu cam trong hình mô phỏng) kéo dài gần 1 triệu năm ánh sáng từ thiên hà. Hình ảnh : Đài quan sát Capella (quang học), với các dữ liệu vô tuyến từ Ilana Feain, Tim Cornwell, và Ron Ekers (CSIRO/ATNF), R. Morganti (ASTRON), và N. Junkes (MPIfR). Nguồn: Bức ảnh được cung cấp từ dự án TANAMI-hình ảnh rõ nét nhất từ trước đến nay về sự phun vật chất của Siêu hố đen. Hình ảnh từ khoảng cách 4.16 năm ánh sáng của các dòng vật chất đối nghịch, một khoảng cách ngắn hơn khoảng cách giữa Mặt Trời và ngôi sao gần nhất. Hình ảnh thể hiện rõ các chi tiết tới khoảng cách 15 ngày ánh sáng. Ở giữa dòng vật chất là siêu hố đen với khối lượng tương đương khối lượng của 55 triệu mặt trời. Credit: NASA/TANAMI/Müller et al





Hình 2:Việc tổng hợp các dữ liệu tia X từ đài thiên văn vô tuyến Chandra của Nasa cùng với các vi sóng (màu cam) đã tiết lộ các luồng hạt vật chất là sóng Radio bắt nguồn từ trung tâm của hố đen Centaurus. Hình ảnh: ESO/WFI (quang học); MPIfR/ESO/APEX/A.Weiss et al. (vi sóng); NASA/CXC/CfA/R.Kraft et al. (tia X).




Hình 3: Thiên hà Elip NGC 5128 với nguồn phát sóng Radio Centaurus trong ánh sáng khả kiến. Thiên hà này cách chúng ta khoảng 12 triệu năm ánh sáng và là một trong những thiên hà hoạt động gần nhất có Siêu hố đen ở tâm. Hình ảnh: Đài quan sát Capella.




Hình 4: Hệ thống TANAMI gồm có 9 kính thiên văn vô tuyến được lắp đặt trên 4 lục địa. Bằng cách kết hợp các dữ liệu từ những kính thiên văn đơn lẻ. Các nhà khoa học có thể có được hình ảnh sắc nét tương đương với hình ảnh từ một chiếc kính duy nhất với đường kính khoảng 10.000km (80% đường kính Trái Đất). Hình ảnh: Matthias Kadler (Đại học Würzburg) và J. Wilms (Đại học Nuremberg-Erlangen).

Vantan169 - PAC
Theo www.nasa.gov


//Trong bài có nhiều thuật ngữ mình tìm từ Tiếng Việt không có nên tạm dịch theo ý mình, ví dụ như dòng hạt phân tử năng lượng cao phun ra từ 2 cực của Hố đen (Black Hole Jets) mình tạm dịch là dòng vật chất hay tia vật chất năng lượng cao, một số từ khác như thuỳ vật chất là vùng màu cam các bạn nhìn thấy trong hình...v..v.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.