Trở lại   Chợ thông tin Thiên văn Việt Nam > Thư viện > Ảnh thiên văn

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 06-09-2012, 09:32 AM
hobacco hobacco đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 102
Mặc định Mưa sao băng η–Aquarids (ETA) 2011

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com





Thế nào là sao băng?

Sao băng trông thấy trên bầu trời như là những vệt sáng di chuyển rất nhanh giữa nền trời sao trong khoảnh khắc từ vài phần giây đến vài giây rồi biến mất. Đó là kết quả của những mảnh vật chất nhỏ trong vũ trụ rơi vào khí quyển trái đất và bốc cháy. Người ta vẫn thường giải thích nguyên nhân do sự ma sát mạnh giữa không khí và vật thể, tuy nhiên sự giải thích chính xác hơn lại theo một cơ chế phức tạp rằng nhiệt độ sinh ra sự cháy này không chỉ từ sự ma sát và phần lớn là từ phần khí bị nén mạnh ngay phía trước vật thể đang di chuyển cực nhanh gây ra theo định luật vật lý. Sự nén này đôi khi mang lại kết quả làm những sao băng lớn vỡ làm nhiều mảnh trước khi tan biến.



Độ sáng, độ dài, tốc độ, thời gian tỏa sáng và màu sắc của vệt sao băng tùy thuộc vào kích thước, vận tốc và thành phần cấu tạo của các vật thể. Màu thường gặp của sao băng là vàng đến cam, đôi khi xuất hiện những sao băng hiếm có ánh xanh lục, những sao băng lớn sáng rực như quả cầu lửa để lại một đuôi bụi kéo dài hoặc vỡ ra thành nhiều sao băng nhỏ hơn, người quan sát thường gọi những sao băng ấy là những fireball.



Nguồn gốc của Eta Aquarids.



Thỉnh thoảng khi nhìn trời các bạn vẫn thấy một đốm sáng nhỏ lóe lên trong vài giây kéo dài thành vệt sáng, đó là sao băng hay còn gọi là “sao đổi ngôi”. Sao băng xuất hiện khi các mảnh vật chất nhỏ bị Trái Đất hấp dẫn và bốc cháy tạo thành vệt dài khi xuyên qua bầu khí quyển. Mỗi trận mưa sao băng hàng năm đều có nguồn gốc từ một ngôi sao chổi.



Các sao chổi trên hành trình của nó tiến lại gần Mặt Trời, nhiệt độ tăng làm vật chất của sao chổi bốc hơi và dưới áp suất của gió Mặt Trời, tạo nên các đuôi bụi, băng và khí. Các vật chất nhỏ gồm bụi và băng phát tán từ sao chổi vương vãi xung quanh quĩ đạo của nó.

Khi Trái Đất trong quĩ đạo quay quanh Mặt Trời của mình đi vào vùng bụi này sẽ xuất hiện các trận mưa sao băng.

Mưa sao băng Eta Aquarids có nguồn gốc từ một ngôi sao chổi cực kì nổi tiếng – Sao chổi Haley. Cùng với sao băng Orionids và tháng 10, Eta Aquarids là một trong hai trận sao băng tạo bởi các vệt bụi của sao chổi này. Các năm trước Eta Aquarids chỉ là một trận mưa sao băng trung bình với mật độ khoảng 30 sao/giờ khi cực điểm, nhưng năm nay theo dự báo số lượng sao băng lúc cực điểm sẽ lớn hơn gấp đôi có thể đạt đến 80 sao/giờ trở thành một trong những trận mưa sao băng lớn của năm. (Nguyễn Tuấn)







Thời gian & tần suất

Phần lớn các sao băng Eta Aquaridss sẽ xuất phát từ chòm Aquarius (Bảo Bình) - một chòm sao Hoàng Đạo, do đó thời điểm quan sát thuận lợi là khi chòm sao Aquarius đã cao lên từ chân trời Đông – Đông Nam.

Theo dự báo của IMO (International Meteor Ogranization - http://www.imo.net), cực đại của mưa sao băng Eta Aquarids năm này sẽ rơi vào khoảng 13h UT ngày 6/5 tức khoảng 20h cùng ngày (Theo giờ Việt Nam). Thời gian hoạt động của mưa sao băng Eta là từ ngày 19/4 đến ngày 28/5. Tần suất có thể đạt 70 sao/giờ (đôi khi chúng ta có thể thấy từ 40 đến 80 sao/giờ vào thời điểm cực đại). Các bạn cũng có thể nhìn thấy mưa sao băng này trước thời gian diễn ra cực điểm từ 3->10/5 cũng là các ngày mà bạn có thể quan sát được nhiều sao băng.



Vài kinh nghiệm cá nhân khi quan sát:



- Luôn chú ý đến thời tiết và lượng mây cũng như sương mù vì chúng là khắc tinh của sao băng cũng như bầu trời sao. Hãy chắc rằng bầu trời quang đãng hoặc gợn mây rất nhẹ, đừng phí thời gian quan sát với bầu trời đỏ rực đầy mây.



- Càng tránh xa ánh sáng đô thị bạn càng có thể trông thấy nhiều sao băng, đôi khi có thể ngỡ ngàng về tần số chúng xuất hiện.



- Quan sát nhiều người sẽ rất vui nếu bạn chọn được một địa điểm cắm trại lí tưởng, Tuy nhiên hãy chú ý đến vấn đề an ninh và đảm bảo an toàn.



Kinh nghiệm về mưa sao băng:



- Chú ý tâm điểm ở chòm Aquarius không có nghĩa các sao băng luôn xuất phát từ đây, chúng có thể bất chợt xuất hiện ở những vùng lân cận đó, thậm chí rất xa, tuy nhiên phương di chuyển của chúng luôn quy về chòm Aquarius

- Mưa sao băng không có nghĩa là sao băng bay như mưa, bạn đừng trông đợi điều này. Tuy nhiên tần số xuất hiện sao băng khoảng dưới 1 phút có 1 sao băng là điều có thể. Lưu ý rằng đôi khi bầu trời rất im lặng trong thời gian dài đến hơn 15 phút nhưng có lúc vài sao băng thi nhau xuất hiện cùng lúc, điều này rất thường xảy ra và rất dễ làm chúng ta nản lòng .



- Nếu quan sát lâu bạn hãy dùng tấm lót hoặc tốt nhất là chiếu du lịch tìm chỗ ngã người ra để không gây mỏi khi quan sát. Việc này rất có ích khi chòm Aquaruis đã lên hơn lưng chừng trời. Một kinh nghiệm là bạn hãy nằm hướng chân về hướng tâm điểm để thấy được nhiều sao băng hơn.



- Đừng cố gắng ghi hình sao băng bằng máy ảnh du lịch hoặc cả máy chuyên nếu bạn chưa có kinh nghiệm, nếu có hứng thú bạn hãy cùng HAAC trao đổi vấn đề này tại diễn đàn trước khi thực hành. Những điều cơ bản cho việc ghi hình sao băng thành công như “khẩu độ” mở lớn nhất, nhạy sáng cao, phơi sáng dài, ống kính trường rộng, tripod hoặc chân đế có nhật động … tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, quan trọng hơn cả là sự may mắn! (Trích Orion)



Ảnh mây vệ tinh sẽ được cập nhật liên tục.











Nguồn: HAAC
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.