Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 27-08-2012, 09:41 AM
hanhphucbichtrang hanhphucbichtrang đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 90
Mặc định Hiệu ứng Giọt đen - Black Drop !

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Sao Kim đi qua đĩa Mặt Trời (Venus transit) vào ngày 6/6/2012 vừa qua là một sự kiện lịch sử bởi phải hơn 100 năm nữa bạn mới có cơ hội được xem lần kế tiếp. Nhưng nó không chỉ đặc biệt về điều đây, Venus transit còn có một bí ẩn; một vẻ đẹp khoa học và nghệ thuật tiềm tàng trong nó mà khoa học vẫn chưa giải thích được. Đó là hiện tượng Black drop (Giọt Đen).

Đĩa Kim tinh thì đủ lớn để nó có thể mất khoảng 20 phút để đi qua hoàn toàn rìa của đĩa Mặt trời và toàn bộ hành tinh nằm trong đĩa Mặt trời. Khi Kim tinh đang di chuyển vào trong đĩa Mặt trời, chỉ vài giây trước khi toàn bộ đĩa hình tròn của hành tinh này tách ra hẳn ra khỏi rìa của đĩa Mặt trời, nó bắt đầu kéo theo một dải tối phía sau nó, giống như là đang để lại một lằn tối vậy, và làm cho đĩa tròn của hành tinh này trông như bị kéo giãn ra. Quá trình này tiếp tục kéo giãn đĩa Kim tinh và duy trì ngay sau đó cho tới khoảnh khắc ánh sáng Mặt trời dường như bao quanh toàn bộ đĩa của Kim tinh. Rất nhanh sau đó, lằn tối này biến mất và đĩa tròn của Kim tinh trông “tròn” trở lại.


Hiệu ứng black drop


Tại thời điểm sắp kết thúc lần đi qua, hiệu ứng tương tự cũng xuất hiện. Đĩa tròn của Kim tinh tiến tới để chuẩn bị chạm vào rìa của đĩa Mặt trời. Nhưng rõ ràng trước khi nó chạm vào rìa của đĩa Mặt trời, dải tối nhanh chóng xuất hiện giữa đĩa tròn của hành tinh và rìa của Mặt trời. Và với cả sự đi vào và sự đi ra này, sự xuất hiện dải tối này được gọi là “black drop”.
Hiệu ứng này là một câu hỏi hóc búa cần giải đáp, bởi vì chúng ta hiện nay chắc chắn rằng nó không phải do bầu khí quyển của Kim tinh gây ra bởi Thủy tinh cũng tạo ra hiệu ứng này trong lần đi qua đĩa Mặt trời (Mercury transit) của nó, mà Thủy tinh thì không có một bầu khí quyển đáng kể. Cũng không phải ảo ảnh quang học của mắt bởi qua kính ảnh cũng thể hiện tương tự.

Hiện nay, hiệu ứng “black drop” quan sát được trong quá trình Venus transit diễn ra được biết đến là kết quả của hiệu ứng lan tỏa ánh sáng (light-spreading effect), còn có tên khác là quá trình chiếu rọi “irradiation”, là quá trình lan tỏa của các photon bởi các hạt (phần tử) không khí chuyển động rất nhanh. Các thế hệ trước chúng ta đã ghi nhận được rằng đường kính biểu kiến của các vật thể sáng được phóng to lên.


Theo hình minh họa, khi xảy ra lần đi qua đĩa Mặt trời của Kim tinh, thì vùng rìa thực của đĩa Kim tinh (true limb) lớn hơn so với vùng rìa biểu kiến (apparent limb.

Sự khác biệt giữa đường kính thực và đường kính biểu kiến của đĩa hành tinh thì có ý nghĩa thực tiễn ít quan trọng trừ những trường hợp đặc biệt như thiên thực. Một hệ quả đơn giản nhưng quan trọng là, vì độ co lại của đường kính biểu kiến của hành tinh khi diễn ra lần đi qua thì không phụ thuộc vào kích cỡ của đường kính, các vật thể có đường kính biểu kiến bằng 1/3 Thủy tinh sẽ bị lấn át hoàn toàn bởi ánh sáng lan tỏa của Mặt trời và sẽ không để lại một đĩa tròn nào cho chúng ta quan sát. Điều này rõ ràng giải thích tại sao ko có tiểu hành tinh hay vệ tinh nhân tạo nào được quan sát đi qua đĩa Mặt trời, và tạo sao các tìm kiếm trong quá khứ về sự đi qua đĩa Mặt trời của các hành tinh ở gần Mặt trời hơn Thủy tinh hầu như chắc chắn không thành công kể cả khi những hành tinh đó đã từng tồn tại.


Tuấn Duy - HAAC
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.