Trở lại   Chợ thông tin Thiên văn Việt Nam > Thảo luận kiến thức > Quan sát thiên văn

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 28-08-2012, 10:27 AM
tanphuoc tanphuoc đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 111
Mặc định Sao thổ nổi bật trên bầu trời đêm vào cuối tháng hai

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Vành Sao Thổ xuất hiện đẹp nhất trong năm vào ngày 24-02-08, khi Sao Thổ di chuyển đến điểm xung đối (opposition) trên quĩ đạo của nó quanh Mặt Trời. Tại thời điểm này, hành tinh này nằm ngược hướng với Mặt Trời nếu nhìn từ Trái Đất. Nó đánh dấu thời điểm tốt nhất của năm để quan sát vành Sao Thổ vì nó nằm gần Trái Đất nhất và do đó Sao Thổ sẽ được thấy to nhất và sáng nhất. Tại vị trí này, Sao Thổ nằm cách Trái Đất khoảnh 1.24 tỷ km. Thời điểm này, Sao Thổ mọc ở hướng Đông vào lúc Mặt Trời lặn và chỉ lặn ở hướng Tây khi Mặt Trời mọc vì thế bạn có thể quan sát hành tinh đặc biệt này trong Hệ Mặt Trời suốt cả đêm.


Nhìn vào hướng Đông vào lúc khoảng 8 giờ tối để tìm ra Sao Thổ


Sau khi Mặt Trời lặn, hãy nhìn về phía đông để thấy Sao Thổ mọc cùng với những ngôi sao của chòm Leo (Sư Tử). Sao Thổ nằm cách sao Regulus ? ngôi sao sáng nhất của chòm Leo, 5 độ về phía tây. Tuy vậy chập tối không phải là thời gian tốt nhất để quay kính thiên văn của bạn quan sát Sao Thổ, đó là thời điểm mà bạn phải quan sát Sao Thổ qua 1 tầng khí quyển dày của Trái Đất.

Hai giờ sau, Sao Thổ lên cao khoảng 25 độ trên bầu trời ? bắt đầu có thể quan sát tốt với các kính thiên văn. Với kính thiên văn phổ thông loại nhỏ với độ phóng đại khoảng 30 lần bạn đã có thể nhìn thấy dạng của hành tinh có chiếc vành tuyệt đẹp này. Nhưng nếu bạn muốn chụp một tầm ảnh của hành tinh này qua kính thiên văn hoặc quan sát với độ phóng đại lớn (trên 100 lần) thì nên đợi đến khi Sao Thổ lên đến tối thiểu là 45 độ so với đường chân trời, khoảng 10 giờ tối vào những ngày cuối tháng 2 này.

Cái đĩa của Sao Thổ có thể quan sát rõ với kích cỡ cung 20 giây. Đường kính của nó nhỏ khoảng cung 1 giây tương đương với 1/3600 độ. Đây là một cảnh tuyệt đẹp để quan sát Sao Thổ qua kính thiên văn. Mong rằng các bạn sẽ không bỏ lỡ thời gian quan sát hành tinh này vào cuối tháng hai và đầu tháng ba.

nguồn Thiên văn học|Câu Lạc Bộ Thiên Văn Học Nghiệp Dư TP.HCM-HAAC

// mình chỉ copy 1 phần trong bài Thiên văn học|Câu Lạc Bộ Thiên Văn Học Nghiệp Dư TP.HCM-HAAC của trang vietastro.org. các bạn có thể qua đó xem ^^
mình nghĩ chừng này là đủ ^^




* Bài gữi của giaomua tại diễn đàn cu PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn


Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.