[JUSTIFY]
Sao chổi Elenin đang đi sâu vào bên trong Hệ Mặt Trời và sẽ tiếp cận gần Trái Đất nhất vào ngày 16/10 tới đây.
Elenin đã gây ra những tranh cãi nảy lửa trên internet của những người tin rằng nó sẽ lao vào và hủy diệt Trái Đất, là một "hành tinh" lang thang có tên Nibiru và âm mưu của NASA để bao che tất cả.
Lúc này NASA đang nhấn mạnh một sự thật đơn giản: Sao chổi Elenin chỉ là một sao chổi băng giá - một vật thể vừa nhỏ vừa yếu - không thể gây ra mối đe dọa đến hành tinh của chúng ta.
Dẫn chứng với trường hợp Elenin tiến đến vị trí gần Trái Đất nhất. Đó là điểm gần nhất mà vẫn còn cách xa trong không gian sâu thẳm, với khoảng cách 22 triệu dặm (khoảng 35 triệu km) so với Trái Đất, các nhà khoa học của NASA đã giải thích trong một tuyên bố hôm 16/08/2011. Đó là một khoảng cách lớn gấp 90 lần so với khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng.
Dự đoán của các nhà tiên tri rằng sao chổi Elenin sẽ ăn khớp với các hành tinh khác hoặc với các thiên thể vũ trụ để có thể tàn phá Trái Đất là không đúng, cơ quan không gian này nói.
"Bất kỳ phỏng đoán về sự ăn khớp của sao chổi Elenin với các thiên thể vũ trụ khác đều vô nghĩa, và sao chổi sẽ không gặp phải bất kỳ thiên thể tối nào để có thể thay đổi quỹ đạo của nó, và nó cũng không thể ảnh hưởng đến chúng ta dưới bất cứ hình thức nào," Don Yeomans, một nhà khoa học của Phòng thí nghiệp Phản lực NASA (Pasadena, California), phát biểu.
Đường đi của sao chổi Elenin. Ảnh: NASA/JPL-Caltech
NASA bác bỏ các tin đồn về sao chổi
Tuyên bố của NASA về sao chổi Elenin xuất phát từ một loạt các câu hỏi được gửi bởi công chúng trong một vài tháng qua với những nguồn tin hư cấu trên internet liên quan đến sự xuất hiện của sao chổi này.
"Thông thường, các sao chổi được miêu tả như là điềm báo về sự u ám và diệt vong thường thấy trong các bộ phim và trên truyền hình, nhưng hầu hết không gây ra bất cứ mối đe dọa nào cho Trái Đất," quan chức NASA cho biết. "Sao chổi Elenin, sao chổi mới nhất sẽ tiến vào bên trong Hệ Mặt Trời của chúng ta, cũng khôgn phải là ngoại lệ."
Sao chổi Elenin được phát hiện ngày 10/12/2010 bởi nhà thiên văn học người Nga Leonid Elenin Lyubertsy, ông đã phát hiện bằng cách sử dụng một đài quan sát điều khiển từ xa có trụ sở tại New Mexico. Vào thời điểm đó, sao chổi đang cách chúng ta 401 triệu dặm (607 triệu km). Nó khá mờ nhạt và không dự kiến là sẽ bị mê hoặc bởi người quan sát, các nhà khoa học NASA cho biết.
Kể từ đó, sao chổi này (chính thức được gọi là C/2010 X1) đã tiến dần vào bên trong Hệ Mặt Trời, dẫn đến nhiều tin đồn kỳ dị rằng sao chổi Elenin có liên quan đến thảm họa năm 2012 - một kịch bản theo thuyết Ngày tận thế.
Sao chổi Elenin được ghi nhận bởi tàu không gian STEREO của NASA ngày 06/08/2011. Ảnh: NASA
Tuyên bố của NASA hôm thứ ba bác bỏ những suy đoán đó, bao gồm:
- Sao chổi Elenin sẽ che Mặt Trời, gây ra ba ngày của bóng tối? Không, sao chổi sẽ không đi ngang qua bề mặt của mặt trời theo hướng nhìn từ Trái Đất, và cho dù nếu có, thì nó quá nhỏ để có thể gây ra điều đó.
- Sao chổi sẽ băng ngang qua giữa Trái Đất và Mặt Trăng? Không, nó sẽ ở xa với khoảng cách gấp 90 lần so với khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng.
- Sao chổi Elenin sẽ gây nên sự thay đổi thủy triều và các trận động đất trên Trái Đất? Không bao giờ.
Cuối cùng, Yeomans nhấn mạnh rằng, không có cách nào để Elenin có thể tác động đến Trái Đất, ngoài việc cung cấp một mục tiêu lý thú để những người quan sát bầu trời có thể chiêm ngưỡng qua kính thiên văn.
"Như vậy bạn có một quả cầu băng với kích thước khiêm tốn và sẽ không tiến đến gần hơn 35 triệu km," Yeomans giải thích. "Nó sẽ gây ảnh hưởng vô cùng nhỏ đến Trái Đất. Lấy một so sánh, tôi chưa thấy chiếc ô tô cỡ nhỏ của tôi tạo nên một ảnh hưởng lớn đến thủy triều của đại dương bao giờ."
Sao chổi Elenin và một vật thể bí ấn?
Một lý thuyết đang lan tràn trên mạng internet cho rằng, sao chổi Elenin thực sự là một dạng sao chưa được biết đến như là một "sao lùn nâu", hoặc có thể bị ảnh hưởng bởi một hành tinh hay một ngôi sao nào đó, chẳng hạn như một vật thể lang thang có tên Nibiru, được đề xuất bởi nhiều tín đồ. NASA đã tiếp nhận câu hỏi đó.
"Một sao chổi chẳng có gì giống với sao lùn nâu cả. Bạn phải xác định lại cái cách mà các nhà thiên văn học đo đạc khối lượng của một vật thể bằng cách tính toán tác động của trọng lực lên một vật thể khác. Nhưng các sao chổi ở quá xa và quá nhỏ bé để có thể ảnh hương đến kết quả đo đạc trong mọi trường hợp," David Morrison (NASA) nói.
Và một kịch bản khác - đó là một sao lùn nây, hoặc có thể gọi là "sao lùn đen", có thể biến mất trong các quan sát của NASA - cũng không phải là không thể, Morrison bổ sung.
"Nếu chúng ta có một ngôi sao lùn nâu ở vòng ngoài Hệ Mặt Trời, chúng ta đã nhìn thấy nó, xác định nó dưới dải sóng hồng ngoại và đo lường được tác động của nó lên các vật thể khác," Morrison nói. "Không có một ngôi sao lùn nâu nào trong Hệ Mặt Trời, bởi nếu có thì chúng ta đã phát hiện ra. Và khôgn có cái gọi là sao lùn đen."
Theo NASA, thời gian tốt nhất để định vị sao chổi Elenin bằng kính thiên văn là khoảng đầu tháng Mười. Ống nhòm hoặc kính thiên văn là cần thiết bởi vì sự mờ nhạt của sao chổi này.
Cho dù sao chổi này không thể nhìn thấy bằng mặt thường, nhưng cũng nên chiêm ngưỡng nó.
Phan Thanh Hiền
(Theo Space)[/JUSTIFY]