Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 28-08-2012, 08:54 AM
qtuanfashion qtuanfashion đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 120
Mặc định Biên dịch từ điển thiên văn đợt 2

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Hiện tại có các thông dịch viên sau:
1. Phương Thảo
2. Ngọc Vi
3. Việt
4. Thục Tâm
5. Thiện Nhân
6. Văn Anh
7. Quý Nhân
8. Mr Orion
9. Hồng Hạnh
10. Hồng Ân
11. Lan Anh
Tổng cộng có 11 người.Lần dịch đầu tiên còn một số thông dịch chưa hoàn thành nhiệm vụ và sẽ tiếp tục hoàn thành phần của mình trong thời gian ngắn nhất có thể .... Các bạn còn lại nhận từ mới dưới dây:
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 28-08-2012, 08:54 AM
huda huda đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 102
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Bà con vào nhận nhiệm vụ nhé. Bạn Sunny từ nay sẽ phụ trách dự án từ điển này đó.
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 28-08-2012, 08:54 AM
longdatautovol longdatautovol đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 93
Mặc định

Vệ tinh Trắc địa Laser (SLR) Sử dụng kính viễn vọng đặc biệt đo thời gian di chuyển của các tia laser với bước sóng ngắn để xác định khoảng cách đến các vệ tinh trong quỹ đạo Trái Đất. Nguyên tắc tương tự như radar, ngoại trừ việc sử dụng ánh sáng thay vì sóng vô tuyến.

Các xung laser được chiếu từ kính viễn vọng đặt tại các vệ tinh chuyên dụng được bao bên trong gương phản chiếu. Chúng hoạt động tựa "mắt mèo" và phản chiếu ánh sáng trở lại theo hướng ban đầu.

Bằng cách đếm thời gian đến và đi từ vệ tinh, khoảng cách có thể tính toán được với sai lệch chỉ vài centimet. Bởi vì các vệ tinh có quỹ đạo rất ổn định và được biết từ trước, các kết quả cung cấp thông tin về chuyển động quay, hình dạng và sự biến dạng bề mặt của Trái Đất, và sự biến động trong trường hấp dẫn của nó.

Các trạm SLR được đặt khắp nơi trên thế giới và kết quả từ mỗi trạm khiến cho việc đo đạc chính xác khoảng các giữa các điểm trên mặt đất, làm cho nó trở thành kỹ thuật tốt để nghiên cứu kiến tạo địa tầng.

Các vệ tinh trắc địa Laser đã được thay thế bởi PHOTOGRAPHIC ZENITH TUBE (PZT), như là phương tiện chính để đo đạc sự biến đổi trong vòng quay của Trái Đất

Các bạn góp ý nhé
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 28-08-2012, 08:54 AM
timber timber đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 108
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Satellite (vệ tinh)
Vật thể nhỏ hơn quay xung quanh một vật thể lớn hơn. Tại hầu hết những quy mô lớn, nó được dùng để chỉ những thiên hà nhỏ quay xung quanh một tâm điểm lớn, ví dụ, M32 và NGC 205 trong mối quan hệ với thiên hà Andromeda. Tương tự, theo nghĩa này, các hành tinh là vệ tinh của ngôi sao của nó. Tuy vậy, chúng hiếm khi được nói theo cách này. Thay vào đó, thuật ngữ này thường được áp dụng cho một vật thể trong quỹ đạo của một hành tinh. Tất cả các hành tinh trong hệ mặt trời trừ sao Thủy (Mercury) và sao Kim (Venus) có ít nhất một vệ tinh tự nhiên (trái ngược với ARTIFICIAL SATELLITE (vệ tinh nhân tạo)) trong quỹ đạo của nó. Việc khám phá ra vệ tinh hành tinh rất quan trọng bởi vì đo đạc kích thước quỹ đạo của các vệ tinh qua các thời kỳ cho phép xác định khối lượng hành tinh của nó (hoặc, đúng, kết hợp khối lượng của hành tinh và vệ tinh).
Nếu không viết ký tự “M”, thuật ngữ “Moon” (mặt trăng) có cũng nghĩa với ‘vệ tinh tự nhiên’. Trong khi Moon (mặt trăng) là tên của vệ tinh duy nhất của trái đất. MOON (mặt trăng) và EARTH (trái đất) đã là bạn đồng hành kể từ giai đoạn cuối cùng của sự hình thành trái đất. 4.5 tỷ năm trước đây, và mặt trăng được cho là đã hình thành từ các mãnh vỡ của một vụ va chạm khổng lồ (xem GIANT IMPACTOR THEORY). Một quá trình tương tự có thể giải thích cho nguồn gốc của vệ tinh đã được biết đến của sao diêm vương (Pluto), CHARON, vệ tinh lớn nhất so với hành tinh của nó. Trái lại, sao Hỏa (Mars) có hai vệ tinh nhỏ hình dạng bất thường, PHOBOS và DEIMOS, là những tiểu hành tinh bị sao Hỏa bắt có lẽ là trong vòn 1 tỷ năm qua. Mỗi hành tinh trong bốn hành tinh khổng lồ có một hệ thống vệ tinh rộng lớn. Tại rìa bên ngoài của hành tình, hệ thống RING nhỏ, sáng, đóng băng trong vòng tròn quỹ đạo, chúng có thể là những mãnh vỡ của các vệ tinh lớn hơn bị phá hủy bởi sự va chạm hoặc lực thủy triều. Ở gần hành tinh hơn một chút, đến các vệ tinh riêng chẳng hạn như GALILEAN SATELLITES của sao Mộc (Jupiter), chúng đủ lớn (đường kính lớn hơn khoảng 450km/250dặm) để lực hấp dẫn của chúng kéo chúng thành một hình cầu. Đó cũng gần như có quỹ đạo hình tròn và được cho là đã phát triển bằng ACCRETION trong đĩa tiền hành tinh trong khi các hành tinh hình thành. Đây xa mặt trời, SOLAR NEBULA đủ lạnh để cho phép sự ngưng tự trực tiếp của băng, vì vậy, nhưng vệ tinh lớn chủ yếu là băng với lớp đá được chôn sâu. Ở sao Mộc, băng chỉ bao gồm nước, nhưng với khoảng cách với mặt trời ngày càng tăng, nhiều hình thái bay hơi đang hiện diện, như mêtan, amoniac, và nitơ.
Sao Hải vương (Neptune), đặc biệt chỉ có một vệ tinh lớn, TRITON, nó có quỹ đạo RETROGRADE và được coi là vật thể EDGEWORTH–KUIPER BELT bị bắt. Những gia đình các vệ tinh lớn trước đây của sao Hải vương (Neptune) có thể đã bị mất trong quá trình bắt giữ.

Anh chị em góp ý thêm giúp với, có nhiều đoạn ko biết nên dịch ntn @@!
Trả lời với trích dẫn


  #5  
Cũ 28-08-2012, 08:54 AM
dongthanhqn dongthanhqn đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 130
Mặc định

Em bôi đỏ những đoạn mà em thấy không ổn ấy, như thế mọi người sẽ dễ nhìn thấy hơn.
Trả lời với trích dẫn


  #6  
Cũ 28-08-2012, 08:54 AM
vua_biotech vua_biotech đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 111
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Saiph Ngôi sao k Orionis có cường độ hình ảnh là 2.07, khoảng cách là 722 năm ánh sáng,phổ loại B0.5Ia. Tên theo tiếng Ả Rập của Saiph là Saif , nghĩa là "thanh kiếm" nhưng ngôi sao này thực sự được áp dụng để đánh dấu chân phải của Orion
Sagittarius Dwarf Galaxy Phá vỡ sự đồng hành với thiên hà của chúng ta , được phát hiện bởi số lượng ngôi sao chi tiết và dự đoán khoảng cách. Nó được biết đến là thiên hà gần nhất với trung tâm thiên hà của chúng ta, theo quan điểm của chúng ta nó chủ yếu nằm lồi ra phía sau trung tâm để những ngôi sao thưa thớt của nó bị mất đi trong vô số các đối tượng phía trước. Nó có thể chứa cụm sao cầu M54. Hình dạng thuôn dài tạo ra bởi sự phân bố của các ngôi sao thuộc Sagittarius Dwarf đã cho thấy rằng nó đang bị tan rã dần bởi lực hấp dẫn của thiên hà chúng ta trong những biến cố mà có thể đã xảy ra nhiều lần trong suốt quá trình hình thành và phát triển của thiên hà
Trả lời với trích dẫn


  #7  
Cũ 28-08-2012, 08:54 AM
chyngjeeng chyngjeeng đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 121
Mặc định

Là SIÊU TÂN TINH ngoài thiên hà đầu tiên được phát hiện. Được tìm thấy gần trung tâm của THIÊN HÀ ANDROMEDA (M31) vào năm 1885, ngôi sao đạt được độ lớn biểu kiến +6.5. Siêu tân tinh sau đó không được công nhận là một loại vật thể rõ ràng. Giả định rằng ngôi sao là một SAO MỚI bình thường cách M31 khoảng 8000 năm ánh sáng, có cả thiên hà của chúng ta. Sau đó người ta nhận ra M31 là một thiên hà giống thiên hà chúng ta và S Andromedae, tỏa sáng tạm thời với 1/6 toàn bộ ánh sáng của thiên hà, nó từng sáng vô cùng rực rỡ so nếu với một sao mới thông thường.
Trả lời với trích dẫn


  #8  
Cũ 28-08-2012, 08:54 AM
tanphuco tanphuco đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 93
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Anh sửa lại cho dễ đọc hơn.
Khi dịch nếu gặp các từ IN HOA, thì nên giữ nguyên, trong trường hợp khó thì dịch luôn cho câu văn suôn sẻ. Vì sau này sẽ dùng các IN HOA này để làm link liên kết đến mục từ đó.
Trả lời với trích dẫn


  #9  
Cũ 28-08-2012, 08:54 AM
sai-gon sai-gon đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 87
Mặc định

Trạm không gian Salyut
Tên được đặt cho 7 trạm không gian của Liên Xô. Hai cục thiết kế khác nhau sẽ chịu trách nhiệm trong dự án của họ , và mỗi cục đã đưa ra những mẫu của họ từ năm 1971-1976.Một loạt các mẫu dùng trong Dân sự (Salyuts 1, 2 and 4) và những mẫu dùng trong Quân sự được biết đến như 'Almaz’ (Salyuts 3 and 5). Cả 2 mẫu đều có khối lượng khoản 18,5 tấn. Một nhóm 2 hoặc 3 nhà du hành được chuyển lên Salyut nhờ tàu vũ trụ SOYUZ . 5 trạm Salyut đầu tiên đều được trang bị 1 cổng nối. Kể từ Salyut 6 đã được làm 2 cổng nối điều đó cho phép automatic Progress and heavy Cosmos tàu vận chuyển mang đồ tiếp tế và nhiên liệu cho trạm vũ trụ , và cho phép các nhóm nhà du hành ở lại trạm tương đối lâu. Mẫu cuối cùng, Salyut 7 được phóng vào không gian tháng 6 năm 1991. Những kinh nghiệm khác nhau được mang lên trạm bao gồm những dụng cụ để quan sát Mặt trời, tia X và kính thiên văn hồng ngoại (Salyut 4) , kính thiên văn vô tuyến (Salyut 6).
Trả lời với trích dẫn


  #10  
Cũ 28-08-2012, 08:54 AM
aumy.wood aumy.wood đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 79
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Để em thử sức xem thử có ổn không nha, do chưa có kinh nghiệm và cũng chưa biết nhiều thuật ngữ nên mọi người góp ý nha

Sandage, Allan Rex
(1926– ) nhà thiên văn học ngừơi Mỹ, người đầu tiên đã xác thực bằng hình ảnh của một quasar(chuẩn tinh)và trong nhiều năm đã làm việc để thiết lập thang khoảng cách cho vũ trụ và giá trị dưới(low value) của hằng số Hubble. Kể từ năm 1952, Sandage đã làm việc tại núi Wilson và đài quan sát Palomar, với tư cách ban đầu là trợ lý của Edwin Hubble. Năm 1960, ông cùng Thomas Arnold Matthews (1927 -) sử dụng kính thiên văn HALE 200 inch(5 m) của đài quan sát palomar để xác định được một đối tượng mờ nhạt, giống như sao ở vị trí như là một nguồn vô tuyến 3C 48, đã được liệt kê trong THIRD CAMBRIDGE CATALOGUE. Ba năm sau , Maarten Schmidt nhận thấy có sự dịch chuyển lớn về phía đỏ trong quang phổ của đối tượng, và nó đã được quy thành một Quasar. Năm 1965, Sandage tìm thấy quasar sóng lặng( radio-quiet quasar) đầu tiên. Sandage cũng đã làm việc trong COSMOLOGICAL DISTANCE SCALE, khảo sát các " cây nến chuẩn" khác nhau nhằm xác định khoảng cách giữa các thiên hà. Với Martin Schwarzschild, ông nghiên cứu sự tiến hóa của những quần tinh hình cầu để tìm ra tuổi thọ của chúng. Tuổi thọ của những ngôi sao già nhất của chúng không tương hợp với một vũ trụ tương đối nhỏ và trẻ của chúng ta, đã được đồng thuận bởi Gerard VAUCOULEURS DE. Năm 1976, Sandage và Gustav Andreas Tammann (1932 -) đã đưa ra một giá trị hằng số Hubble:
H0 = 50 km / s / Mpc
một nữa được thực hiện bởi De Vaucouleurs(hình như thế ).
Năm 1979, Sandage đề xuất rằng một trong những nhiệm vụ chính của kính viễn vọng Không gian Hubble (HST) là cố gắng góp phần hiệu chỉnh lại hằng số H0. kể từ khi được tiến hành, Sandage và những người khác đã sử dụng HST để khảo sát những sao CEPHEID biến thiên(CEPHEID VARIABLES), những siêu tân tinh trong những thiên hà xa xôi, và suy ra được giá trị của H0 = 60 km/s/Mpc vào cuối những năm 1990
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.