Trở lại   Chợ thông tin Thiên văn Việt Nam > Thảo luận kiến thức > Thiên văn phổ thông

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 29-08-2012, 10:29 AM
vhktuan vhktuan đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 105
Mặc định Thiên văn học qua các thời kỳ lịch sử.

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Trong những giai đoạn phát triển của loài người, có lẽ Thiên văn học được phát triển sớm nhất. Ngay từ những thời kỳ đồ đá, con người đã biết đến các quy luật Đêm - Ngày. Ban ngày là một vị thần khổng lồ, ban đêm là sự thống trị của những thế lực đen tối.. Tuy nhiên cũng ít người biết rằng thời ấy con người cũng có quan sát và nhận biết được sự chuyển động của các thiên thể, các tinh tú trên bầu trời.. Cuộc sống văn minh dần lên, khi con người đã biết sống gần nhau hơn, chia sẻ thông tin cho nhau, người ta nhận thấy những quy luật và thế là mùa, năm được ra đời.. Người ta hình thành nên vũ trụ và nguồn gốc vũ trụ.. Đó là những thời kỳ sơ khai của Thiên văn học.. Tuy không có nhiều ứng dụng và phần lớn để thoả mãn tính tò mò của con người, nhưng đó là những bước đệm quan trọng cho sự phát triển của môn khoa học này.


Ptoleme

Thời kỳ con người quan niệm rõ ràng hơn vũ trụ là thời kỳ thứ hai, thời kỳ của Aristos, ptoleme, Hereclit... người ta xác định Trái Đất là hình tròn, là trung tâm của vũ trụ, các thiên thể khác quay quanh Trái đất theo những chu kỳ xác định. Thời kỳ này, thiên văn học đã phát triển một cách mạnh mẽ trong xã hội.. Những người nghiên cứu về thiên văn học là những nhà khoa học, những giáo sư, những nhà chiêm tinh học.. Thế giới thượng lưu bắt đầu quan tâm đến nghành khoa học này.. Tuy nhiên thời kỳ này Thiên văn học lại chịu sự chi phối của Thiên chúa giáo, do quan niêm về nguồn gốc vũ trụ là do Chúa trời sinh ra. Sự tồn tại sai sự thật này đã phát triển nhờ Thiên chúa giáo suốt 15 thế kỷ.. và đánh dấu sự lụi tàn của mình bằng học thuyết Copecnicus. Giai đoạn thứ 3 của thiên văn học.


Copecnic

Giai đoạn thứ ba, giống như một cuộc cách mạng, sự lật đổ của thuyết Copecnic giống như cách của một chàng dũng sĩ quật ngã một gã khổng lồ. Những người ủng hộ học thuyết của Copecnic đã bị các tầng lớp thống trị và thiên chúa giáo đối xử tàn nhẫn mà nổi tiếng là Bruno đã bị thiêu sống trước quảng trường Roma năm 1600. Nhưng chính ngọn lửa thiêu sống Bruno cũng chính là ngọn lửa thiêu cả một đế chế về học thuyết Aristos. Liên tục trong thời gian sau đó, các định luật, học thuyết mới ra đời chống lại học thuyết Aristos, ủng hộ cho Copecnis, đặc biệt sau khi Newtown đưa ra định luật vạn vật hấp dẫn, dường như cả thế giới đều đã công nhận học thuyết của Copecnic.. và giai đoạn thứ ba của thiên văn học ra đời, giai đoạn Copecnicus.

Năm 1900 Anbe Einstein đưa ra thuyết tương đối, đồng thời, cơ học lượng tử ra đời, và đó là sự bắt đầu của một thời kỳ mới, thời kỳ chúng ta quan niệm rõ hơn về nguốn gốc của của vũ trụ. Theo đó, đây là thời kỳ phát triển cả về vi mô lẫn vĩ mô của thiên văn. Các quan niệm về Hệ mặt trời, vũ trụ đã không còn xa xăm nữa, thiên văn cũng phát triển gần hơn đến xã hội. Các nghiên cứu không còn mục đích tò mò nữa mà nó đã đi vào lợi ích thực tế của xã hội hơn.


Einstein

Năm 1957 Nga phóng thành công tàu vũ trụ, sau đó hai năm Gagarin bay vào vũ trụ đánh dấu bước phát triển mới của vũ trụ, chúng ta đi vào không gian, trực tiếp nhìn xa xăm vào vũ trụ. Đây là thời kỳ phát triển mạnh về công nghệ với các cơ quan hàng không vũ trụ của Mỹ, EU, Nhật Bản và Nga.. Thời kỳ này, các nghiên cứu thực nghiệm chứng tỏ nhiều hơn cho lý thuyết, các đài thiên văn lớn mọc lên, hướng vào vũ trụ bao la. Trong thời kỳ này, các ứng dụng của thiên văn đã đi vào cuộc sống của chúng ta. Sự phát triển của một đất nước cũng chính là sự phát triển về công nghệ vũ trụ, không gian.. Và các nước đang phát triển cũng đang dành lấy ưu thế này.


Trong tương lai, sự phát triển của thiên văn học hướng về khoa học không gian. các hành tinh, các thiên thể gần trái đất sẽ trở thành căn cứ cho các con tàu và các trung tâm nghiên cứu của chúng ta. Những cái nhìn xa xăm hơn vào vũ trụ, và công cuộc tìm kiếm người ngoài hành tinh là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của thiên văn trong tương lai.. Hi vọng Thiên văn sẽ phát triển mạnh hơn và đem lại nhiều lợi ích hơn cho loài người.


Pluto
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.