Trở lại   Chợ thông tin Thiên văn Việt Nam > Thảo luận kiến thức > Thiên văn phổ thông

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 29-08-2012, 10:28 AM
eubia eubia đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 106
Mặc định 8 kỳ nhật thực đáng nhớ trong lịch sử

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

8 kỳ nhật thực đáng nhớ trong lịch sử


Năm 2134 trước Công nguyên (TCN): Ghi chép đầu tiên về nhật thực

Vào ngày 22/10/2134 (TCN), nhật thực lần đầu được ghi trong thư tịch cổ của người Trung Hoa. Trước đó, hai nhà chiêm tinh của hoàng cung có tên His và Ho dự đoán sai thời điểm xảy ra sự kiện này. Sai lầm khiến họ phải trả giá bằng mạng sống của mình. Người Trung Hoa cổ xưa tin rằng nhật thực do rồng nuốt chửng mặt trời nên đánh chiêng trống, sai các cung thủ bắn tên lên trời để xua đuổi rồng.

Năm 1178 (TCN): Nhật thực được miêu tả trong trường ca Odyssey


Odyse trừng phạt những kẻ quấy nhiễu gia đình.


Trong trường ca về người anh hùng Hy Lạp cổ đại, Homer nhắc đến sự kiện mặt trời bị ?xoá sổ? vào một buổi chiều. Đó là thời điểm mà Odyssey trở về đoàn tụ với gia đình và đánh bại bọn công hầu quấy nhiễu vợ chàng trong suốt 10 năm xa cách. Theo lời kể của Homer, các nhà khoa học dự đoán, lần nhật thực đó diễn ra vào ngày 16/4/1178 (TCN).

Năm 585 (TCN): Nhật thực mang lại hoà bình


Nhật thực mang lại hòa bình cho 2 đế chế cổ đại.


Theo nhà sử học người Hy Lạp Herodotus, nhà bác học Thales dự đoán được hiện tượng nhật thực vào năm 585 (TCN). Sự kiện này được ghi nhận xảy ra vào 28/5/585, đó cũng là thời điểm diễn ra trận chiến giữa người Lydians và người Medes. Quân đội của hai bên không hề biết tới dự báo của Thales và coi nhật thực như một điềm báo, một mệnh lệnh của thượng đế yêu cầu họ phải ngừng chiến. Kết quả, hai bên đã buông vũ khí, ngừng giao tranh và lấy dòng sông gần chiến trường làm biên giới.

Năm 840: Nhật thực chia cắt đế chế



Đế chế Bavaria bị chia cắt bởi... nhật thực.


Hoàng đế Louis của đế chế Bavaria, con trai của Charlemagne vĩ đại, dường như đã chết vì quá hoảng loạn khi chứng kiến cảnh nhật thực diễn ra vào ngày 5/5/840. Cái chết của ông dẫn đến cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa các con trai. Kết quả là đế chế Bavaria bị chia ra làm ba phần như trên bản đồ.

Năm 1868: Khám phá ra nguyên tố Heli



Vạch vàng quang phổ của khí Heli.


Năm 1868, nhà thiên văn học người Pháp Pierre Janssen du lịch đến Ấn Độ để quan sát nhật thực vào ngày 18/6. Ông theo dõi hiện tượng này qua kính quang phổ - thiết bị cho phép phân tích nguyên tố trong chất khí. Ông rất ngạc nhiên khi chỉ nhìn thấy một vạch mầu vàng trên kính quang phổ, điều chưa từng xuất hiện với các chất khí đã biết. Vài tháng sau, một nhà thiên văn người Anh tên là Norman Lockyear có phát hiện tương tự.

Thời điểm đó, người ta nghĩ Heli chỉ có trên mặt trời và tên của nguyên tố mới này được đặt theo từ "helios", trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là mặt trời. Phải đến 30 năm sau, người ta mới tìm thấy Heli trong quặng Uranium trên trái đất.

Năm 1919: Chứng minh thuyết tương đối rộng


Ánh sáng bị bẻ cong bởi các vật thể lớn.


Ngày 29/5/1919 đi vào lịch sử vì các nhà khoa học quan sát nhật thực để chứng minh thuyết tương đối rộng của Einstein. Theo thuyết tương đối rộng, không thời gian không phải là cái bất biến, nó có thể bị thay đổi bởi vật chất. Sau khi quan sát, chụp ảnh trước và sau nhật thực, các nhà khoa học nhận thấy sự khác nhau giữa vị trí của một ngôi sao. Điều đó chứng tỏ ánh sáng có thể bị bẻ cong bởi vật có khối lượng lớn là mặt trời, đúng với những suy luận từ thuyết tương đối rộng.

Năm 1973: "Cưỡi" máy bay Concorde đuổi theo nhật thực


Chuyến Concored làm "nhiệm vụ thiên văn" năm 1973.


Hiện tượng nhật thực toàn phần chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn khoảng 7 đến 8 phút và sự quan sát có thể bị che khuất bởi mây. Để theo dõi lâu hơn người ta đã ?chạy? theo mặt trăng và mặt trời bằng cách ngồi trên chiếc máy bay siêu âm Concorde có tốc độ 2,05 Mach (gấp 2,05 lần so với tốc độ âm thanh). Ngày 30/6/1973, những người quan sát ngồi trên chiếc Concorde đã thưởng thức nhật thực toàn phần trong suốt 74 phút.

Năm 1999: Ngày tận thế vẫn chưa đến


Bức ảnh phần che phủ của mặt trăng trong lần nhật thực năm 1999, được chụp từ trạm Hoà Bình bởi các nhà du hành vũ trụ người Nga.


Nhật thực ngày 11/8/1999 là lần cuối cùng diễn trong trong thiên niên kỷ thứ hai. Nhiều người mê tín dị đoan tưởng sự kiện này sẽ dẫn đến ngày tận thế. Thế nhưng, cuộc sống vẫn bình yên ngay cả trước và sau khi bóng của mặt trăng quét qua Châu Âu, Trung Đông đến tận Ấn Độ.

Báo Đất Việt 01/08/2008
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.