Trở lại   Chợ thông tin Thiên văn Việt Nam > Thảo luận kiến thức > Lớp học Thiên Văn Cơ Bản

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 29-08-2012, 10:24 AM
thuan-phuong thuan-phuong đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 101
Mặc định Những sự thật thú vị về nhật thực và nguyệt thực !

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Cùng tìm hiểu những sự thật thú vị về nhật thực và nguyệt thực nhé :


- Nguyệt thực chỉ xảy ra trong kỳ trăng tròn.

- Nhật thực chỉ xảy ra trong kỳ trăng non.

- Nhật thực và nguyệt thực thường xảy ra theo bộ ba xen kẽ nhau : nguyệt thực, nhật thực và nguyệt thực.

- Một năm có thể xảy ra 3 lần nguyệt thực.

- Nhật thực xảy ra ít nhất 2 lần và không quá 5 lần trong một năm.

- Tại bất kỳ một vị trí địa lý nào trên Trái Đất, cứ trung bình 360 năm mới có một lần nhật thực toàn phần.

- Nhật thực luôn xảy ra trước hoặc sau 2 tuần khi nguyệt thực xảy ra.

- Thời gian cực đại của một kỳ nguyệt thực có thể lên tới 3 giờ 40 phút.

- Thời gian dài nhất tồn tại nguyệt thực toàn phần có thể lên tới 1 giờ 40 phút. Trong khi đó thời gian dài nhất cho nhật thực toàn phần chỉ là 7 phút 40 giây.

- Thời gian cực đại diễn ra nhật thực vành khuyên là 12 phút 24 giây

- Nguyệt thực có thể nhìn thấy ở toàn bộ một bán cầu.

- Bóng tối của Mặt trăng khi xảy ra nhật thực di chuyển với tốc độ 25000 dặm/giờ ở hai cực và 1000 dặm/giờ ở xích đạo của Trái đất

Phạm Quý Nhân - PAC

Theo: http://starryskies.com
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 29-08-2012, 10:24 AM
tuanhien-button tuanhien-button đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 101
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

em vẫn chưa hiểu cách hình thành của nhật thực vành khuyên, anh có thể nói rõ hơn được không ạ?
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 29-08-2012, 10:24 AM
longdatautovol longdatautovol đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 93
Mặc định

Nó hình thành cũng giống như nhật thực bình thường thôi, chỉ khác là lúc này Mặt trăng nằm gần điểm xa nhất trên quỹ đạo của nó nên nhìn ko đủ lớn để che hết Mặt trời
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 29-08-2012, 10:24 AM
khanhgiaco khanhgiaco đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 108
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

trên wikipedia có cái hình giải thích về nhật thực vành khuyên, nhưng mà em khổng hiểu đc cái hình đó thì bóng của mặt trăng in trên trái đất sẽ như thế nào, và sao có thể nhìn đc nhật thực vành khuyên từ điểm đó trên trái đất :|
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA%ADt_th%E1%BB%B1c
để nhìn thấy nhật thực vành khuyên ta phải ở vị trí B ở hình 2
Trả lời với trích dẫn


  #5  
Cũ 29-08-2012, 10:24 AM
phamfood phamfood đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 96
Mặc định

Thật ra khi Nhật thực hình khuyên trên Trái Đất không có bóng đen của Mặt Trăng, mà chỉ là bóng mờ của Mặt Trăng. Cũng giống như Venus Transit, do kích thước biểu kiến của Sao Kim nhỏ hơn Mặt Trời nên khi nhìn lên đĩa Mặt Trời ta thấy có 1 chấm đen. Đối với Nhật thực vành khuyên, kính thước biểu kiến của Mặt trăng cũng nhỏ hơn so với Mặt Trời, nhưng lớn hơn rất nhiều so với Sao Kim, nên khi cực đại, Mặt trăng nằm lọt thỏm vào giữa đĩa Mặt trời và tạo nên Nhật Thực hình khuyên.


Như hình B cho thấy, khu vực tối hoàn toàn Umbra không xuất hiện trên Trái Đất khi Nhật thực hình khuyên xảy ra.
Trả lời với trích dẫn


  #6  
Cũ 29-08-2012, 10:24 AM
tamexim tamexim đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 97
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

nếu tính nhật thực hình khuyên cũng là nhật thực toàn phần thì năm nay sẽ có 2 lần nhật thực toàn phần
và trong thập kỉ này đã có 4,5 lần
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.