Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 29-08-2012, 09:55 AM
camphat camphat đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 100
Mặc định An Atlas of Universe - Bản đồ vũ trụ !

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Mở Đầu !


Tập Bản đồ vũ trụ sẽ cho bạn cái nhìn tổng thể nhất về vũ trụ của chúng ta trông như thế nào từ gần đến xa và xa hơn nữa. Sẽ có 10 bản đồ chính được miêu tả trong topic này, cái sau sẽ có quy mô xấp xỉ gấp 10 lần cái trước . Bản đồ đầu tiên biểu diễn những ngôi sao ở gần chúng ta nhất, sau đó những bản đồ khác sẽ mở rộng dần dần cho đến khi thâm tóm được toàn bộ vũ trụ nhìn thấy được. nhanthienthan và nhox bin sẽ lần lượt dịch những bản đồ ở website : http://www.atlasoftheuniverse.com/

Để các bạn tiện theo dõi, Nhân sẽ đưa ra mục lục các bản đồ từ nhỏ đến lớn, bên cạnh đó là những thuật ngữ chuyên môn sử dụng trong topic !

Các bản đồ chính :

1. Hệ Mặt trời :
Cái này không có trong nguyên bản, nhưng thiết nghĩ cần phải có nên đưa thêm vào. Nội dung sẽ tự biên soạn.

2. Cách Mặt trời 12,5 năm ánh sáng : Những ngôi sao gần nhất
Những ngôi sao gần chúng ta nhất, cách Mặt trời khoảng gấp 7000 lần bán kính Hệ Mặt trời. Bản đồ này miêu tả tất cả hệ thống sao nằm trong phạm vi bán kính 12,5 năm ánh sáng từ Mặt trời

3. Cách Mặt trời 250 năm ánh sáng : Những ngôi sao lân cận
Các ngôi sao cách chúng ta 250 năm ánh sáng, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Bản đồ này miêu tả một phần nhỏ thiên hà của chúng ta bao quanh Mặt trời.

4. Cách Mặt trời 5000 năm ánh sáng: Cánh tay Orion
Một vùng của cánh tay xoắn của thiên hà chúng ta gọi là Cánh tay Orion. Nó mô tả vài triệu ngôi sao nằm rải rác với những đám mây khí liên sao.

5. Cách Mặt trời 50.000 năm ánh sáng : Thiên hà Milky Way
Thiên hà của chúng ta với 200 tỷ ngôi sao quay quanh một nhân kết đặc. Đây là một biểu đồ biểu diễn những đặc trưng của thiên hà chúng ta.

6. Cách Mặt trời 500.000 năm ánh sáng: Những thiên hà vệ tinh
Thiên hà Milky Way của chúng ta được bao quanh bởi rất nhiều những thiên hà vệ tinh quay xung quanh rất chậm với chu kỳ quỹ đạo vài tỷ năm. Bản đồ này miêu tả những thiên hà vệ tinh gần nhất trong những thiên hà này.

7. Cách Mặt trời 5 triệu năm ánh sáng: Nhóm địa phương
Milky Way ràng buộc hấp dẫn với 2 thiên hà xoắn ốc lớn khác, giống như với những thiên hà vệ tinh. Nhóm các thiên hà địa phương này được minh họa ở đây.

8. Cách Mặt trời 100 triệu năm ánh sáng: Siêu quần thiên hà Virgo
Nhóm các thiên hà địa phương chỉ là một trong số rất nhiều thành viên của cụm thiên hà khổng lồ Virgo. Nói chung, tất cả những nhóm, những cụm thiên hà hình thành nên Siêu quần thiên hà Virgo sẽ được trình bày ở đây.

9. Cách Mặt trời 1 tỷ năm ánh sáng : Siêu quần thiên hà hàng xóm
Sự phân bố các thiên hà trong vũ trụ là khác với thông thường. Chúng kết hợp với nhau để tạo thành những siêu quần thiên hà đồ sộ. Bản đồ này trình bày rất nhiều những siêu quần thiên hà trong vòng bán kính 1 tỷ năm ánh sáng từ chúng ta.

10. Cách Mặt trời 14 tỷ năm ánh sáng: Vũ trụ nhìn thấy được
Mặc dù hiểu biết của chúng ta về những cấu trúc quy mô của vũ trụ là chưa hoàn thiện nhưng loài người có thể nhận thức được những đặc trưng ở rất gần rìa vũ trụ. Toàn bộ vũ trụ là thống nhất, như bản đồ này mô tả.

Vì thời gian tới sẽ về quê nên một vài ngày sau Nhân mới dịch tiếp các thuật ngữ và sẽ đi vào chi tiết ! Các bạn thông cảm ^^
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 29-08-2012, 09:55 AM
tanphuoc tanphuoc đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 111
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

ohoho
.................................................. .................................................. .................................................. ..............................
^^ hay gê có nhiều cái giớ mới bít
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 29-08-2012, 09:55 AM
accap accap đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 86
Mặc định

Bản đồ vũ trụ

Điểm khởi đầu: Mặt trời và Thái Dương hệ !

Mặt trời, điểm xuất phát của chúng ta trong hành trình tìm hiểu cấu trúc vĩ đại của vũ trụ, một hạt bụi nhỏ lơ lửng trong không gian. Mặt trời là một ngôi sao cỡ trung bình, nằm ở rìa thiên hà Milky Way của chúng ta, chiếm hơn 99% khối lượng của toàn bộ Hệ Mặt trời. Nhìn từ xa, hạt bụi bé bỏng này chẳng có vẻ gì ấn tượng, nhưng nếu bạn biết rắng cứ mỗi giây trôi qua, cái chấm nhỏ kia đốt cháy hàng trăm triệu tấn Hidro để cung cấp toàn bộ năng lượng cho cỗ máy Hệ Mặt trời hoạt động có lẽ bạn sẽ nghĩ khác. Cỗ máy đó như một sân khấu nhỏ trong khoảng không bao la của vũ trụ nơi mà Mặt trời là diễn viên chính với đầy đủ sự cao ngạo và đôi khi ương ngạnh của một ngôi sao !


Rời xa Mặt trời 0,4 đơn vị thiên văn ( AU ) ta sẽ bắt gặp Thủy Tinh, hành tinh gần Mặt trời nhất, một thành viên của nhóm các hành tinh đá ( nhóm các hành tinh vòng trong ), hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt trời gần như không có khí quyển chỉ bởi nó mắc một lỗi táo bạo : ở quá gần Mặt trời !

Đi thêm 0,3 AU nữa là thành viên thứ hai của nhóm các hành tinh vòng trong ,Kim Tinh, hành tinh nóng nhất Hệ Mặt trời.

Và đây, ở đúng khoảng cách 1AU từ Mặt trời, Trái đất, hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt trời nơi có sự sống tồn tại. Ở đó có tất cả những người mà bạn yêu thương, tất cả những người mà bạn quen biết hay nghe tên, tất cả những con vật mà bạn thấy trong sách giáo khoa, tất cả những niềm vui, hòa bình, tình yêu, hy vọng, tất cả những tội lỗi, lòng tham, sự ích kỷ, ganh ghét và dối trá….tất cả !

Đi tiếp 0,5AU nữa là thành viên cuối cùng của nhóm các hành tinh vòng trong, Hỏa Tinh, hành tinh đỏ với những ngọn núi khổng lồ

Ở khoảng cách 2,3 đến 3,3 AU là vành đai tiểu hành tinh, ngôi nhà của những “kẻ bé nhỏ”! Vành đai tiểu hành tinh hầu hết là những vật thể nhỏ trong hệ Mặt Trời với thành phần chủ yếu là đá khó nóng chảy vàkhoáng vật kim loại.

Đi xa hơn, ở khoảng cách 5,2 AU tính từ Mặt trời ta sẽ bắt gặp người anh cả của Hệ Mặt trời : Mộc Tinh, hành tinh có kích thước và khối lượng lớn nhất Hệ Mặt trời, một thành viên của nhóm các hành tinh khí (các hành tinh vòng ngoài ) ! Mộc Tinh có một đặc điểm rất dễ nhận biết đó là Vết Đỏ Lớn, thực chất là một cơn bão khổng lồ trong bầu khí quyển của Mộc Tinh.

Đi tiếp 4,3 AU nữa là Thổ Tinh, hành tinh lớn thứ hai Hệ Mặt trời nhưng lại là hành tinh duy nhất có thể nổi trong nước. Thổ Tinh có một đặc trưng rõ rệt là hệ vành đai có kích thước rất lớn.
Cách Mặt trời 19,6 AU là hành tinh khí thứ ba, Thiên Vương tinh, hành tinh lớn thứ ba của Thái Dương hệ nếu theo đường kính, hay thứ tư nếu theo khối lượng.

Đi hết quãng đường 30AU bạn sẽ bắt gặp hành tinh khí cuối cùng, Hải Vương Tinh, được gọi là “hành tinh của biển cả” bởi màu xanh đặc trưng của nó, cũng là hành tinh xa Mặt trời nhất và là hành tinh có khối lượng lớn thứ ba Thái Dương hệ.


Mở rộng từ 30 đến 50 AU từ Mặt Trời là Vành đai Kuiper, vùng hình thành đầu tiên, là một vành đai lớn chứa các mảnh vụn tương tự như vành đai tiểu hành tinh, nhưng nó chứa chủ yếu là băng. Trong vùng này có ít nhất ba hành tinh lùn và còn lại là các vật thể nhỏ trong hệ Mặt Trời. Pluto, một hành tinh lùn, là thiên thể lớn nhất từng được biết đến trong vành đai này.

Đĩa phân tán chồng lên vành đai Kuiper và mở rộng ra khoảng cách xa hơn được cho là nơi xuất phát của nhiều sao chổi có chu kỳ ngắn. Hầu hết các vật thể trong đĩa phân tán (SDOs) có điểm cận nhật nằm trong vành đai Kuiper nhưng điểm viễn nhật cách xa 150 AU so với Mặt Trời. Eris (khoảng cách trung bình đến Mặt Trời 68 AU) là vật thể lớn nhất từng được biết trong đĩa phân tán, với khối lượng lớn hơn của Pluto 25%[78] và đường kính bằng với đường kính của Pluto. Nó là hành tinh lùn có khối lượng lớn nhất trong số các hành tinh lùn đã biết.

Trong hành trình tiến tới biên giới của Hệ Mặt trời, bạn có thể bắt gặp những lữ hành đang chu du trong những con đường của riêng mình. Đó là có thể là sao chổi, những vật thể nhỏ của Hệ Mặt trời có độ lệch tâm quỹ đạo khá lớn, đa phần có điểm cận nhật nằm bên trong quỹ đạo của các hành tinh bên trong và điễm viễn nhật nằm bên ngoài Pluto. Hoặc cũng có thể là Centaur, những vật thể băng đá có tính chất giống cả sao chổi và tiểu hành tinh, với bán trục lớn lớn hơn bán kính quỹ đạo của Sao Mộc (5,5 AU) và nhỏ hơn bán kính quỹ đạo Sao Thiên Vương (30 AU).

Ở khoảng cách 100.000 AU là đám mây Oort ,một đám mây giả thuyết có dạng cầu chứa tới 1 nghìn tỉ vật thể cấu tạo từ băng, người ta cho rằng đây nơi xuất phát của những sao chổi có chu kỳ dài.

Bạn đã đi gần đến biên giới của Hệ Mặt trời rồi đấy, thực ra biên giới này vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng tạm thời bạn hãy rời xa cái sân khấu nhỏ nhưng thân thương này để tiến tới khoảng không bao la của vũ trụ với những điều vĩ đại hơn đang chờ ở phía trước !

Tham khảo:
wikipedia.org
thienvanbachkhoa.org
thienvanhoc.org
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 29-08-2012, 09:55 AM
daithanhxk daithanhxk đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 88
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Cách Mặt trời 12,5 năm ánh sáng : Những ngôi sao gần nhất

Bản đồ này biễu diễn tất cả những hệ thống sao nằm trong phạm vi bán kính 12,5 năm ánh sáng tính từ Mặt trời. Hầu hết những ngôi sao trong phạm vi này là sao lùn đỏ - những ngôi sao gấp 10 lần Mặt trời về khối lượng và nhỏ hơn 100 lần về độ sáng. Xấp xỉ 80% tất cả những ngôi sao trong vũ trụ là sao lùn đỏ, và ngôi sao gần nhất - Proxima - là một ví dụ điển hình.


Khoảng cách đến những ngôi sao gần nhất

Khoảng cách giữa các ngôi sao là rất lớn. Khoảng cách từ Mặt trời đến Proxima Centauri là 4,22 năm ánh sáng, xấp xỉ 40 nghìn tỷ km. Để đi bộ hết quãng đường này bạn cần khoảng 1 tỷ năm. Thậm chí những tàu thăm dò vũ trụ nhanh nhất của chúng ta cũng phải mất 60 nghìn năm để du hành hết khoảng cách đó. Hiện tại, đã có 4 tàu thăm dù vũ trụ rời khỏi Hệ Mặt trời - Pioneer 10 và 11, và Voyager 1 và 2 nhưng chúng ta sẽ mất liên lạc với chúng trong vòng 20 năm. Biểu đồ dưới đây thu nhỏ dần từ bên trong Hệ Mặt trời cho đến hệ thống sao Alpha Centauri cho thấy khoảng cách đó lớn như thế nào.


Có bất cứ vật thể nào nằm giữa rìa của hệ các hành tinh trong Hệ Mặt trời và các ngôi sao gần nhất không? Câu trả lời chắc chắn là có ! Có rất nhiều tiểu hành tinh nằm bên ngoài phạm vi quỹ đạo của Pluto được gọi là vành đai Kuiler. Vành đai này chứa 10 nghìn tiểu hành tinh và chúng có thể là những vật chất còn sót lại từ buổi sơ khai của Hệ Mặt trời.

Ở khoảng cách xa hơn 1 năm ánh sáng, có một hoài nghi rằng chúng ta bị bao quanh bởi một đám mây khổng lồ các tiểu hành tinh băng đá. Có thể có hàng tỷ những tiểu hành tinh băng đá nằm rải rác khắp một vùng rộng lớn. Được goi là đám mây Oort, người ta tin rằng đám mây này là nguồn gốc của sao chổi. Thỉnh thoảng, một vài tiểu hành tinh băng đá ở đây bị đẩy vào bên trong Hệ Mặt trời, khi đến gần Mặt trời ,băng bắt đầu bay hơi và tiểu hành tinh trở thành sao chổi. Thông thường, những sao chổi bay ra ngoài Hệ Mặt trời một lần nữa nhưng thỉnh thoảng chúng bị tác động và di chuyển trong một quỹ đạo ngắn bên trong Hệ Mặt trời.

Những ngôi sao nằm trong phạm vi bán kính 20 năm ánh sáng tính từ Mặt trời


Thống kê những ngôi sao trong phạm vi 20 năm ánh sáng

2 Type A Stars - Số lượng Sao loại A
1 Type F Star - Số lượng Sao loại F
6 Type G Stars - Số lượng Sao loại G
16 Type K Stars - Số lượng Sao loại K
78 Type M Stars - Số lượng Sao loại M ( sao lùn đỏ )
1 Type M Brown Dwarf - Số lượng Sao lùn nâu loại M
1 Type L Brown Dwarf - Số lượng Sao lùn nâu loại L
6 Type T Brown Dwarfs - Số lượng Sao lùn nâu loại T
6 White Dwarf Stars - Số lượng Sao lùn trắng

Danh sách những ngôi sao gần nhất ( nằm trong phạm vi 20 năm ánh sáng )

Ngôi sao đỏ ở trung tâm bức hình là Proxima - người hàng xóm gần nhất của Mặt trời, một sao lùn đỏ cách chúng ta 4,22 năm ánh sáng. Hầu hết những ngôi sao khác trong bức hình này ở khoảng cách xa hơn Proxima hàng trăm lần.


....còn tiếp

Phạm Quý Nhân - PAC
Dịch từ: http://www.atlasoftheuniverse.com/
Trả lời với trích dẫn


  #5  
Cũ 29-08-2012, 09:55 AM
aulachongvn aulachongvn đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 86
Mặc định

Quỹ đạo của những hệ nhiều sao (Multiple Star Orbits)

Những hệ sao đôi và hệ nhiều sao rất phổ biến trong vũ trụ của chúng ta. Khoảng một nửa những ngôi sao được tìm thấy nằm trong những hệ gồm 2 hoặc nhiều hơn 2 ngôi sao. Bài viết này sẽ miêu tả những quỹ đạo chuẩn của các hệ sao đôi, sao ba, sao bốn. Những tính toán này biểu diễn những hệ thống sao hoàn hảo với những ngôi sao có khối lượng bằng nhau. Những hệ sao trong thực tế phức tạp hơn với những ngôi sao có khối lượng không bằng nhau và ở những khoảng cách rất khác nhau.

Hệ sao đôi - hệ sao nhị phân (Binary Star Systems)



Hình trên biểu diễn một hệ sao đôi chuẩn, hai ngôi sao chuyển động theo một quỹ đạo elip xung quanh một khối tâm chung. Hình dưới biểu diễn một trường hợp đặc biệt của hệ sao nhị phân khi hai ngôi sao chuyển động trên những quỹ đạo tròn hoàn hảo.

Hệ sao ba (Triple Star Systems):



Ở hình phía trên là một hệ sao ba tiêu chuẩn. Có 2 ngôi sao quay quanh nhau ở khoảng cách gần, và ngôi sao thứ 3, ở khoảng cách xa hơn, quay xung quanh hai ngôi sao đó. Hình bên dưới là một hệ sao ba cực kỳ hiếm, những ngôi sao chuyển động theo hình số 8. Những tính toán của máy tính cho thấy loại quỹ đạo này có thể ổn định trong hàng tỷ năm. Chưa có một ai tìm được một hệ sao ba loại này, nhưng ở một nơi nào đó trong thiên hà của chúng ta hoàn toàn có thể tồn tại những ngôi sao chuyển động theo quỹ đạo trên.

Hệ sao bốn (Quadruple Star Systems):



Mô tả ở hình phía trên là một loại hệ sao bốn. Nó bao gồm hai cặp sao nhị phân quay quanh khối tâm chung của cả hệ. Bên dưới là một loại hệ sao bốn khác. Ở đó có 2 ngôi sao rất gần nhau và quay quanh nhau với tốc độ lớn. Ngôi sao thứ 3 quay quanh 2 ngôi sao này giống như một hệ sao ba. Ba ngôi sao này lại được ngôi sao thứ 4 ở khoảng cách xa hơn quay xung quanh.

Phạm Quý Nhân - PAC

Dịch từ: http://www.atlasoftheuniverse.com
Trả lời với trích dẫn


  #6  
Cũ 29-08-2012, 09:55 AM
thienphuong thienphuong đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 113
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

hay quá anh Nhân. hihi....................
anh kiếm đâu hay thế???
Trả lời với trích dẫn


  #7  
Cũ 29-08-2012, 09:55 AM
hwakyungbc hwakyungbc đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 120
Mặc định

a dịch cả cái additional maps vs data & catalog nữa á :c14: ôi cuộc đời :c14:
Trả lời với trích dẫn


  #8  
Cũ 29-08-2012, 09:55 AM
hwakyungbc hwakyungbc đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 120
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Cách Mặt trời 250 năm ánh sáng: Những hệ sao hàng xóm !

Bản đồ này gồm 1500 ngôi sao sáng nhất nằm trong phạm vi 250 năm ánh sáng tính từ Mặt trời. Tất cả những ngôi sao này đều sáng hơn Mặt trời rất nhiều và hầu hết đều có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Khoảng một phần ba những ngôi sao có thể thấy bằng mắt thường trên bầu trời nằm trong phạm vi này, mặc dù đó chỉ là một vùng nhỏ bé trong thiên hà của chúng ta.


Số sao nằm trong phạm vi 250 năm ánh sáng: 260 000

Những ngôi sao nằm trong phạm vi 50 năm ánh sáng tính từ Mặt trời:


Bản đồ này miêu tả tất cả những ngôi sao nằm trong phạm vi 50 năm ánh sáng có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Có 133 ngôi sao trong bản đồ này. Hầu hết chúng tương tự như Mặt trời của chúng ta và có thể có nhiều những hành tinh giống Trái đất quay quanh những ngôi sao này. Có xấp xỉ 1400 hệ thống sao như vậy trong vũ trụ với 2000 ngôi sao.



Ngôi sao Capella thực chất là một hệ sao đôi với 2 ngôi sao khổng lồ vàng liên kết chặt chẽ với nhau. Bức ảnh được chụp bởi kính thiên văn Cambridge Optical Aperture Synthesis. Chu kỳ quỹ đạo của 2 ngôi sao này là 104 ngày.

Danh sách những ngôi sao trong phạm vi 50 năm ánh sáng tính từ Mặt trời

Phạm Quý Nhân ( PAC ) -dịch
Trả lời với trích dẫn


  #9  
Cũ 29-08-2012, 09:55 AM
dalatbeco dalatbeco đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 103
Mặc định

Cách Mặt trời 50000 năm ánh sáng: Thiên hà Milky Way

Bản đồ này cho thấy quy mô đầy đủ của Milky Way - một thiên hà xoắn ốc với ít nhất 2 trăm tỷ ngôi sao. Mặt trời nằm sâu trong Nhánh Orion, cách tâm thiên hà khoảng 26000 năm ánh sáng. Càng về trung tâm thiên hà thì mật độ sao càng lớn. Ngoài những cụm sao cầu nhỏ nằm ngoài mặt phẳng thiên hà, bản đồ còn xuất hiện một thiên hà lùn - thiên hà Sagittarius - đang dần dần bị thiên hà của chúng ta nuốt chửng.


Cận cảnh thiên hà Milky Way nhìn từ trên xuống :

Đây là hình vẽ thiên hà của chúng ta nhìn từ trên xuống. Mặt trời chỉ là một trong 200 tỷ ngôi sao trong thiên hà xoắn ốc điển hình này, với đường kính thiên hà khoảng 90000 năm ánh sáng.


Những nhánh xoắn ốc trong Milky Way thường được gọi với tên thông thường, nhưng thỉnh thoảng người ta vẫn sử dụng những tên khác của chúng:

Tên thông thường.............................Tên khác

Nhánh Norma....................................Nhánh 3 nghìn parsecs (3 kiloparsec Arm )
Nhánh Scutum-Crux...........................Nhánh Centaurus
Nhánh Sagittarius..............................Nhánh Sagittarius-Carina
Nhánh Orion.....................................Nhánh Địa phương (Local Arm )
Nhánh Perseus -
Nhánh Cygnus...................................Nhánh Ngoài (Outer Arm )

Nhánh Orion là một nhánh xoắn ốc lớn nằm giữa 2 nhánh Sagittarius và Perseus.
Những nhánh xoắn ốc trông rất nổi bật, lý do là chúng chứa những ngôi sao sáng nhất. Những nhánh xoắn ốc là những vùng hình thành sao rất lớn nằm trong những thiên hà xoắn ốc và đây là nơi hầu hết những tinh vân lớn được tìm thấy.

Hình dạng của Milky Way:

Có 2 phương pháp truyền thống từng được sử dụng để vẽ bản đồ cấu trúc xoắn ốc thiên hà của chúng ta. Phương pháp đầu tiên nghiên cứu mật độ Hidro tự do trong mặt phẳng thiên hà, những Hidro tự do này làm nổi bật lên các nhánh xoắn ốc. Phương pháp này được thực hiện bởi Jan Oort, Frank Kerr, và Gart Westerhout vào năm 1958. Họ nghiên cứu hệ thống thiên hà giống như là một tinh vân xoắn ốc bằng cách sử dụng các kính thiên văn vô tuyến ở Hà Lan và Australia. Bản đồ đầu tiên của họ mô tả những vùng khác nhau của những nhánh xoắn ốc, tuy nhiên vùng bên trái vẫn chưa đầy đủ. Phương pháp thứ 2 đánh dấu những vùng H II khổng lồ ( những tinh vân sáng cấu tạo bởi Hidro bị ion hóa ) là những vùng thường được hình thành trong các nhánh xoắn ốc. Phương pháp này được thực hiện bởi Yvonne và Yvon Georgelin năm 1976. Họ nghiên cứu cấu trúc xoắn của Milky Way thông qua những vùng H II đã được xác định. Bản đồ họ dựng được cho phép họ xác định được những nhánh xoắn ốc nằm chỗ nào.

Những bản đồ gần đây được dựng lên bằng hai phương pháp này có thể được phân tích để mô tả một cách tỉ mỉ cấu trúc xoắn ốc của thiên hà.

Milky Way có thanh trung tâm ( central bar ) giống như thanh trung tâm của thiên hà M95. Không có nhiều dữ liệu về những vùng xa xôi của thiên hà Milky Way nhưng những thiên hà xoắn ốc thường khá đối xứng. Những đặc trưng của vùng này có thể được lặp lại ở những vùng khác.


Những đặc tính của thiên hà Milky Way:

Dưới đây là một số thông số chính của Milky Way. Hầu hết những con số này chỉ là gần đúng. Những thiên hà không có ranh giới rõ ràng - càng ra xa thiên hà, mật độ sao càng ít.

Đường kính:..........................................90 000 năm ánh sáng
Phân loại thiên hà:..................................SBbc
Số lượng sao:........................................200 tỷ
Khối lượng: ...........................................gấp 1 tỷ tỷ lần khối lượng Hệ Mặt trời
Chiều dài thanh trung tâm (central bar ):....25 000 năm ánh sáng
Khoảng cách từ Mặt trời đến tâm thiên hà:..26 000 năm ánh sáng
Độ dày của thiên hà ở vị trí Mặt trời :.........2000 năm ánh sáng
Vận tốc Mặt trời quanh thiên hà :...............220 km/s
Chu kỳ quỹ đạo Mặt trời quanh thiên hà :.....225 triệu năm

Dưới đây là 4 thiên hà trông giống Milky Way. NGC 3953 ( phía trên bên trái ) cách chúng ta 55 triệu năm ánh sáng và có đường kính khoảng 95000 năm ánh sáng. NGC 5970 ( trên bên phải) cách chúng ta 105 triệu năm ánh sáng và có đường kính khoảng 85000 năm ánh sáng. NGC 7329 ( dưới bên trái ) nằm xa hơn với khoảng cách 140 triệu năm ánh sáng nhưng lớn hơn với đường kính 140000 năm ánh sáng. NGC 7723 ( dưới bên phải ) cách chúng ta 80 triệu năm ánh sáng với đường kính 90000 năm ánh sáng


Phạm Quý Nhân - PAC ( dịch )
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.