Trở lại   Chợ thông tin Thiên văn Việt Nam > Thảo luận kiến thức > Quan sát thiên văn

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 28-08-2012, 09:15 AM
huongmoi huongmoi đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 93
Mặc định Sao chổi McNaught C/2009 R1 sẽ quan sát được vào giữa tháng 6/2010!

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Theo thông tin từ Space.com, sao chổi C/2009 R1 hay còn gọi là McNaught sẽ xuất hiện trên bầu trời vào giữa tháng 6 này khoảng từ ngày 10-22/6/2010.


Bạn có thể nhìn thấy nó vào lúc sáng sớm, ít nhất là 2 giờ trước khi mặt trời mọc tức là khoảng 3h30. McNaught xuất hiện ở bầu trời phương Bắc, gần chòm Perseus và cao khoảng 20 độ so với đường chân trời ( tức là cao hơn đường chân khoảng 2 nắm đấm bàn tay ). Các bạn có thể nhìn thấy McNaught ở vùng trời như hình dưới


Sao chổi McNaught sẽ nằm gần ngôi sao Mirfak vào 13-14/6 và xuất hiện gần Capella vào 21-22/6.

Hiện tại độ sáng của McNaught khoảng 5.5 tức là có thể nhìn thấy bằng mắt thường ở vùng quê nhưng ở thành phố cần có sự trợ giúp của ống nhòm.

Xem thêm New Comet Visible in Early Morning Sky | Space.com
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 28-08-2012, 09:15 AM
tanbaolong2003 tanbaolong2003 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 110
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

khi nào mới có sao chổi lớn lớn để nhìn nhỉ, hồi nhỏ được xem 1 lần duy nhất nhưng không nhớ gì cả, chỉ mang máng là giống cái đèn pin
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 28-08-2012, 09:15 AM
yensaokh yensaokh đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 100
Mặc định

sao chổi này ở bầu trời phương bắc à. có thể đc ngắm r`.
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 28-08-2012, 09:15 AM
forimex_sbc forimex_sbc đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 115
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Sao chổi McNaught, đang cuốn hút những người yêu bầu trời vì càng ngày càng sáng hơn so với các dự báo trước đó. Vào giữa tháng 6 này, sao chổi có thể quan sát được bằng mắt thường ở các vùng quê khi trời trong vào lúc rạng sáng.

Ngôi sao chổi này vừa mới được phát hiện vào tháng 9/2009 bởi nhà thiên văn người Úc, Robert McNaught, và đây là lần đầu tiên nó di chuyển vào phía bên trong của Hệ Mặt Trời. Sao Chổi McNaught có thể di chuyển đến điểm gần Mặt Trời nhất vào ngày 2/7 này ở một khoảng cách 60 triệu km. Hiện nay với độ sáng khoảng +5 (độ sáng +6 là giới hạn độ sáng của các sao có thể nhìn thấy đối với một số người) và ngày càng sáng lên, sao chổi có thể nhìn thấy bằng mắt thường như một ngôi sao mờ nhòe ở vùng ngoại ô tối trời. Ở các thành phố có thể phải dùng ông nhòm hoặc kính thiên văn nhỏ để quan sát sao chổi.

Sao chổi sẽ ngày càng sáng hơn khi nó tiến gần Mặt trời, bởi vì các bức xạ của Mặt trời sẽ làm tan và thổi bay băng và bụi từ nhân sao chổi, tạo thành 1 đám mây lớn và đôi khi hình thành các đuôi, những thành phần này sẽ phản xạ lại ánh sáng của Mặt Trời.

Sao chổi McNaught(C/2009 R1) đang sáng lên rất nhanh
Ngay từ khi phát hiện sao chổi McNaught các nhà thiên văn chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư đã thường xuyên dõi theo sự thay đổi độ sáng của nó.
Vào tháng 4, độ sáng của sao chổi khoảng +12, vẫn còn mờ hơn đến 250 lần so với ngôi sao mờ nhất mà mắt thường nhìn thấy. Nhưng sao chổi bắt đầu sáng lên rất nhanh theo từng ngày từng tuần và hiện tại nó đã đủ sáng để nhìn bằng mắt thường ở những nơi trời thực sự trong và tối. Độ sáng trong các ngày tiếp theo rất khó dự báo, nhưng các nhà thiên văn hi vọng nó có thể lên đến +2, nghĩa là dễ dàng nhìn thấy ở các thành phố, và thậm chí những người lạc quan nhất hi vọng nó có thể sáng hơn cả Sao Kim (độ sáng khoảng -4).

Quan sát Sao Chổi như thế nào
Nếu bạn muốn quan sát sao chổi bạn phải dậy thật sớm, khoảng 3h30phút sáng. Hiện nay Sao Chổi đang di chuyển qua chòm sao Perseus - Anh Tiên, mọc lên ở chân trời Đông Bắc sau 3h sáng. Quan sát sao chổi thuận lợi nhất là thời điểm sau ngày 13/6, khi bầu trời không bị ánh trăng chiếu sáng. Do sao chổi vẫn còn rất mờ nên muốn quan sát được phải cần biết vị trí của chòm sao Anh Tiên, và quĩ đạo đường đi của Sao Chổi.

http://media.skyandtelescope.com/doc...aught_Path.pdf
Đường đi của Sao chổi McNaught qua chòm Anh Tiên từ ngày 13 - 21/6 (skytonight)

Sao Chổi sẽ di chuyển qua phía nam của sao Mirfar, một ngôi sao cấp 2, vào 3h30 phút ngày 14/6. Mirfar và sao chổi sẽ cao khoảng 20 độ trên chân trời Đông Bắc (có thể ước lượng 20 độ là khoảng cách giữa đầu ngón cái đến đầu ngón út khi chúng ta xòe bàn tay và vươn thẳng cánh tay ra trước mặt).

Tuy nhiên đừng trông chờ sự "ngoạn mục"
Vào lúc này sao chổi vẫn còn như là 1 ngôi sao rất mờ và nhòe. Sử dụng ống nhòm và kính thiên văn có thể mang lại cái nhìn tốt hơn, thậm chí bạn có thể nhìn thấy được màu xanh lục của nó.
"Một cái đuôi khí mỏng kéo dài từ phần đầu của Sao Chổi".John Bortle, một nhà quan sát sao chổi nổi tiếng cho biết, "Xem nó tựa như 1 quả táo cắm trên đầu cái que"
"Sao chổi đang dần sáng hơn so với các dự báo trước đó, nhưng liệu nó có tiếp tục sáng hơn không, chẳng ai có thể đoán được" Bortle nói.

Sao chổi càng xuống thấp... càng khó xem
Sau ngày 15/6, Sao chổi McNaught sẽ di chuyển rất nhanh xuống thấp về phía chân trời Đông Bắc- Bắc, di chuyển sát qua ngôi sao Capella sáng nhất trong chòm Auriga-Ngự Phu vào khoảng ngày 22/6 và sau đó tiến về ngôi sao cấp 2 Menkalina.

Các sao chổi rất khó dự báo, nhưng một số nhà thiên văn học hi vọng rằng McNaught có thể đạt đến độ sáng +2 vào cuối tháng 6. Mặc dù có thể nó sẽ không thể sáng bằng các ngơi sao sáng nhất bầu trời, nhưng nó sẽ dễ dàng được nhận ra trên bầu trời là một sao chổi.

//Đã có một topic về bài này, mình gộp 2 bài lại với nhau. Bạn chú ý hơn nhé !
Trả lời với trích dẫn


  #5  
Cũ 28-08-2012, 09:15 AM
ductienvt ductienvt đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 100
Mặc định

bài này mình sưu tầm bên HAAC đó,share cùng các bạn trong PAC xem nhé
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.