Trở lại   Chợ thông tin Thiên văn Việt Nam > Thảo luận kiến thức > Công nghệ vũ trụ, khám phá không gian

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 27-08-2012, 03:19 PM
cuahangso5 cuahangso5 đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 95
Mặc định Sự sống trên các hành tinh phụ thuộc vào số lượng các sao chổi

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

SỰ SỐNG TRÊN CÁC HÀNH TINH PHỤ THUỘC VÀO SỐ LƯỢNG SAO CHỔI


Một số các ngôi sao có hoạt động sao chổi dầy đặc xung quanh và điều đó có thể đã tiêu diệt sự sống có thể đã nẩy mầm trên một trong các hành tinh quay xung quanh các ngôi sao đó. Một nghiên cứu đang được tiến hành để xác định xem số các ngôi sao không thể duy trì sự sống trong các hành tinh của mình bởi vì sự hoạt động quá mạnh mẽ của các sao chổi , chiếm một tỷ lệ là bao nhiêu.



Phóng tác của hoạ sỹ về một hành tinh được ''''tiệt trùng'''' bởi những cuộc bắn phá liên miên của sao chổi và các tiểu hành tinh.


Rất nhiều sao chổi trong hệ Mặt trời của chúng ta được phát hiện xuất phát từ vành đai Kuiper, đó là một đĩa chứa đầy những mảnhh vụn đất đá, kéo dài từ quỹ đạo của Neptune (30 AU) vươn xa tới gần gấp đôi giá trị khoảng cách đó. Ở các ngôi sao khác, người ta thấy rằng cũng có một vành đai Kuiper tương tự bao quanh.

Jane Greaves thuộc ĐHTH St. Adnrew ở Scotland nói:? Các vành đai đó được cấu tạo từ bụi và mảnh đất đá vỡ ra từ những vụ va chạm giữa các tiểu hành tinh hoặc sao chổi?

Theo các số liệu của Kính thiên văn vũ trụ Spitzer thì gần 20 phần trăm những ngôi sao giống và thuộc lân cận Mặt trời có những vành đai vật chất bao quanh và thậm chí còn dầy dặc hơn vành đai Kuiper của hệ Mặt trời của chúng ta. Càng nhiều bụi và vụn đất đá có nghĩa là càng nhiều sao chổi, nhưng liệu điều đó có đồng nghĩa với việc sẽ có càng nhiều những vụ va chạm huỷ diệt của các tiểu hành tinh hoặc sao chổi khi chúng bắn phá những hành tinh giống Trái đất đang bay quanh quỹ đạo ở những ngôi sao xa xôi kia? Đó là câu hỏi đặt ra của các nhà nghiên cứu.

Câu trả lời phụ thuộc vào liệu ở những hệ mặt trời xa lạ đó có tồn tại những hành tinh khí khổng lồ bay ở vòng ngoài hay không. Thật may là hệ Mặt trời của chúng ta có những hành tinh khí như vậy..

Sao Mộc được biết đã đóng vai trò làm lá chắn cho Trái đất bằng cách làm chệch hưóng nhiều sao chổi và lái chúng không cho xâm nhập vào khu vực bên trong của hệ Mặt trời. Tuy nhiên vào năm 2007, các nhà khoa học cũng đã chỉ ra rằng sao Mộc cũng lại ?tạo điều kiện? cho một số sao chổi đi vào quỹ đạo của Trái đất. Trên thực tế, nếu kích thước của sao Mộc mà chỉ bằng sao Thổ, hẳn số vụ va chạm với sao chổi trên Trái đất của chúng ta đã phải nhiều hơn đáng kể.

Greaves cũng đã lập mô hình mô phỏng quá trình các sao chổi bị ảnh hưởng bởi những hành tinh khí khổng lồ như thế nào. Những kết quả ban đàu của bà đã cho thấy rằng vấn nạn sao chổi quả là một hiểm hoạ lớn cho một vài phần trăm những hệ sao giống với Mặt trời của chúng ta.

Sự quét sạch các sao chổi

Thời kỳ đầu khi hệ Mặt trời mới hình thành, đã có rất nhiều những mảnh vụn đất đá còn sót lại sau khi các hành tinh đựoc hình thành. Những mảnh vụn này là nguyên nhân gây ra các vụ ?bắn phá? dữ dội của các sao chổi và tiểu hành tinh lên các hành tinh trong hệ Mặt trời, mà một trong những dẫn chứng là bề mặt của Mặt trăng bị phủ kín bởi những miệng hố (trên Trái đất các miệng hố phần lớn đã được xoá nhòa dưói tác dụng của không khí và nước và các quá trình trôi dạt lục địa của vỏ Trái đất).

Cuối cùng thì các cuộc bắn phá cũng giảm hẳn đi từ khoảng 3,8 tỷ năm trước đây, tức là cỡ 700 triệu năm sau khi hệ Mặt trời được hình thành. Nguyên nhân của sự dừng bắn phá này có thể là sự thay đổi quỹ đạo của các hành tinh tinh khí khổng lồ và do đó chúng đã quét sạch nhiều sao chổi ra phía ngoài. Sao Mộc và sao Thổ có vẻ như đã ?trôi? dần ra ngoài và do đó đẩy luôn quỹ đạo của sao Thiên vương và sao Hải vương ra phía xa Mặt trời hơn. Tuy nhiên, theo Greaves, động thái này lại làm khuấy động vành đai Kuiper và vô tình đã đưa nhiều sao chổi ở ngoài xa đó thâm nhập vào khu vực bên trong của hệ Mặt trời. Bà nói:? Quá trình này có vẻ rất đặc biệt hoặc cũng có thể khá phổ biến trong các hệ sao khác ? chúng ta chưa thể biết được bởi vì có quá ít thông tin về những hành tinh khí khổng lồ ở những hệ sao đó?

Những vụ va chạm hủy diệt

Tuy vậy, hành tinh xanh của chúng ta vẫn chưa hoàn toàn miễn dịch với những vụ va chạm huỷ diệt. Rất nhiều nhà khoa học tin rằng những chú khủng long một thời tung hoành trên Trái đất đã bị tuyệt chủng do một khối thiên thạch hoặc sao chổi có kích thước khoảng từ 4 ? 20 km lao xuống mặt đất khoảng 65 triệu năm trước đây ở một địa điểm gần bán đảo Yucatan trên bờ biển Caribe thuộc Mexico. Vụ va chạm đó đã kích hoạt những cơn bão lửa trên toàn cầu và cuối cùng dẫn tới sự tuyệt chủng của hơn phân nửa những loài sinh vật trên thế giới.

Giả thiết nếu một tiểu hành tinh có kích thước cỡ 100 km lao vào Trái đất thì nó sẽ không để một sinh vật nào sống sót. Một vụ va chạm cỡ như vậy sẽ phá tan lớp vỏ Trái đất và thổi bạt toàn bộ bầu khí quyển vào trong không gian bao la mà không có cơ hội quay chở lại.

Khả năng lớn là Trái đất của chúng ta đã phải chịu trận một vài cú va chạm huỷ diệt như vậy ở thời kỳ đầu trước khi có sự sống như chúng ta biết xuất hiện. Greaves nói:?Trong khi những vụ bắn phá cỡ tiêu diệt khủng long? xảy ra với tần suất 100 triệu năm/lần (trên Trái đất), chúng ta cũng không có mấy cơ hội để chứng kiến một cuộc ?xâm lăng? của một thiên thạch cỡ 100 km trong thời gian Mặt trời còn tồn tại?.

Vậy thì với tần suất bắn phá như thế nào để có thể loại bỏ hoàn toàn khả năng hình thành sự sống (trên 1 hành tinh)? Greaves cho rằng sự sống không thể phát triển trên một hành tinh mà luôn có các thiên thạch (sao chổi) cỡ 10 ? 100km bắn phá với tần suất 20 triệu năm một lần. Tần suất lớn như vậy không cho các sinh vật một cơ hội để hồi phục sau mỗi lần bắn phá. Do thời gian ngắn nên sự đa dạng sinh học còn thấp, bởi vậy khả năng có một vài loài đặc biệt nào đó sống sót được vụ huỷ diệt tiếp theo là cực thấp.

Trong một báo cáo trước đó, Greaves và các đồng nghiệp của bà đã dự đoán rằng Tau Ceti, một ngôi sao giống Mặt trời ở khá gần chúng ta, và là đối tượng nghiên cứu phù hợp của chương trình SETI (Search for Extra-Terrestrial Intelligence : tìm kiếm các nền văn minh ngoài Trái đất), là không thể có sự sống bởi vì quanh Tau Ceti, tồn tại quá nhiều các sao chổi (hay tiểu hành tinh) bay ngang dọc khắp trong hệ sao này.

Nhóm của bà hiện tại đang tìm kiếm một điều kiện chung về mối hiểm họa do các sao chổi gây ra. Họ đã thiết lập mô hình của một vài hệ hành tinh (có tính đến sự có mặt hoặc không có mặt của những hành tinh khí khổng lồ). Từ đó, họ ước lượng ra rằng chỉ có chừng vài phần trăm các ngối sao với rất hạn chế số lượng các sao chổi mới có thể có khả năng duy trì sự tồn tại của sự sống.

Thohry (Theo Space.com)
ttvnol.com


Điểm bài viết +3
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.