Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 29-08-2012, 10:16 AM
inexim-iec inexim-iec đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 107
Mặc định Những Vật Thể Bay Xa Nhất Từ Trái Đất!

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Đó là những con tàu vũ trụ được phóng lên từ Trái Đất, Trải qua nhiều năm nó đã đi được một đọan đường mà các nhà khoa học đã không ngờ đến, chúng ta cùng tìm hiểu 3 tàu vũ trụ bay xa Trái đất nhất nhé.


Vệ tinh Voyager 1

Ngày 16-12-2004, Voyager 1 đã vượt qua giới hạn Termination Shock, một khu vực bao quanh Hệ Mặt trời nhưng chưa xác định được vị trí chính xác do những thay đổi đặc điểm của gió Mặt trời. Đây là nơi gió Mặt trời bắt đầu được trộn lẫn giữa khí và bụi vũ trụ.

Voyager 1 đã đi vào Heliosheath, vùng xa nhất của Hệ Mặt trời, nằm giữa các vùng Termination Shock và Heliopause, nơi ảnh hưởng của Mặt trời yếu dần. Các nhà khoa học dự báo trong 10 năm tới, Voyager 1 sẽ đi vào các khu vực chưa được khám phá nằm giữa các vì sao nhưng không thể biết chính xác thời điểm.


Các vệ tinh Voyager 1 được phóng lên vũ trụ vào năm 1977, để thực hiện một chuyến thám hiểm phi thường ra bên ngoài Hệ Mặt trời, đi qua các hành tinh khí (sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên vương, sao Hải vương). Hiện Voyager 1 tiếp tục bay xa hơn nữa với mục tiêu xác định các ranh giới chưa được biết giữa Hệ Mặt trời và khoảng không giữa các vì sao.

Các antenna xa nhất của NASA liên lạc thường xuyên với hai vệ tinh này và thu nhận các số liệu do hai vệ tinh ghi nhận thông qua bộ dò tìm các hạt.


Qua các số liệu do Voyager 1 gửi về, các nhà khoa học biết rằng ở Termination Shock, tốc độ gió Mặt trời có xu hướng giảm dần. Mật độ các hạt năng lượng thấp tăng lên trong khi các hạt năng lượng cao giữ nguyên.

Từ nay đến năm 2020, các máy phát điện sử dụng đồng vị phóng xạ plutonium của vệ tinh yếu dần và hai vệ tinh sẽ mất liên lạc vĩnh viễn.

Tàu Pioneer 10

Rời mặt đất ngày 2/3/1972, trên một tên lửa Atlas-Centaur, Pioneer 10 là vật thể nhanh nhất từng bay khỏi quả đất, tới mức có thể đuổi kịp mặt trăng trong 12 giờ, và cắt ngang quỹ đạo của sao Hỏa (cách chúng ta khoảng 80 triệu km) chỉ trong vòng 12 tuần.


Được thiết kế phục vụ chuyến bay dài 21 tháng, nhưng Pioneer 10 đã bền bỉ hoạt động gấp 10 lần khoảng thời gian đó, và kéo dài hơn 30 năm. Nó đã thực hiện thành công sứ mệnh lịch sử của mình là chụp ảnh về hai hành tinh khí khổng lồ sao Mộc và sao Thổ, cũng như truyền về trái đất các số liệu về bức xạ liên hành tinh và trường từ.


Năm 1983, Pioneer 10 trở thành vật thể nhân tạo đầu tiên rời khỏi hệ mặt trời khi xuyên qua quỹ đạo của sao Diêm Vương. Cho đến 17/2/1998, nó là vật thể nhân tạo đi xa nhất, cách trái đất 11 tỷ km. Cũng trong năm đó, một tàu thăm dò Voyager mới và bay nhanh hơn đã vượt qua Pioneer 10 để trở thành vật thể nhân tạo bay xa nhất trong vũ trụ.


27/2/2003 Tàu thăm dò Pioneer 10 - sẽ mãi mãi biến mất vào thiên hà. Sau hơn 30 năm bay trong vũ trụ và ngày một rời xa chúng ta, nó đã gửi về mặt đất những tín hiệu yếu ớt cuối cùng vào ngày 22/1/2003.

Pioneer 10 sẽ trôi giạt tự do giữa các vì sao, mang theo một thông điệp của những sinh vật đã tạo ra nó. Đó là một bản khắc bằng vàng, trên có vẽ vị trí của trái đất trong hệ mặt trời và một thông điệp chúc mừng gửi tới bất cứ sự sống nào trong vũ trụ nếu nó tình cờ bắt gặp.

[IMG]

Pioneer 11, người anh em song sinh của Pioneer 10, được phóng đi năm 1973, đã ghé thăm Mộc tinh, Thổ tinh. Nhưng năm 1995, nó mất liên lạc với trái đất.

Tàu Voyager 2


Cùng với tàu Voyager 1, Tàu Voyager 2 được phóng lên vũ trụ vào năm 1977 để thực hiện một chuyến thám hiểm phi thường ra bên ngoài Hệ Mặt trời, đi qua các hành tinh khí (sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên vương, sao Hải vương) và đang đi vào vùng Helioshealth, vùng xa nhất Hệ Mặt trời, nằm giữa vùng Termination Shock và Hiliopause, nơi ảnh hưởng của Hệ Mặt trời yếu dần.

Tháng 8/2007, tàu Voyager 2 đã vượt qua ranh giới của hệ mặt trời, được gọi là Termination Shock (cú sốc dứt điểm) cách khu vực mà tàu Voyager 1 đã từng vượt qua vào ngày 16/12/2004 khoảng 10 tỉ dặm.

Termination shock là một khu vực bao quanh hệ mặt trời nhưng chưa xác định được vị trí chính xác do những thay đổi đặc điểm của gió Mặt trời. Đây là nơi gió mặt trời được trộn lẫn giữa khí và bụi vũ trụ. Các hạt tích điện va chạm vào nhau và đột ngột giảm tốc.


Tàu Voyager 2 đã 5 lần vượt qua khu vực Termination Shock và xác định được khoảng cách từ đường ranh giới ở khu bán cầu nam tới mặt trời gần đường ranh giới ở bán cầu bắc mà tàu Voyager 1 đã đi qua khoảng 1 tỉ dặm.


Phải mất khoảng 1 thập kỷ nữa các con tàu thám hiểm không người lái này mới đến được khu vực Heliopause (điểm cuối cùng của Hệ mặt trời), đánh dấu sự bắt đầu của không gian giữa các vì sao và kết thúc Hệ Mặt trời.

Ngày 10/12/2007, Tàu thám hiểm Voyager 2 phát hiện hệ mặt trời không đối xứng, có thể bị làm nhiễu trong vùng từ trường giữa các vì sao.
Các nhà khoa học tin rằng sự không bằng phẳng này là do vùng từ trường giữa các vì sao bị dồn vào một góc về phía dải ngân hà. Vùng từ trường này cũng đang làm nhiễu một bề mặt hình cầu khác.


Hiện Voyager 1 đang ở cách Mặt trời hơn 16 tỷ km, Voyager 2 cách hơn 12,8 tỷ km. Trong vòng 10 năm tới, nếu không bị hỏng hóc hoặc ngừng bay, thì một trong số 2 máy dò sẽ ra khỏi Hệ Mặt trời và vào vùng biên giới khác. Các nhà nghiên cứu nhận định rằng quãng đường mà các máy dò sẽ đi qua là khoảng 120 đơn vị thiên văn (UA) của Mặt trời, tức là 120 lần khoảng cách Trái đất-Mặt trời.


Ngô Lê Trí Thức - PAC Sưu Tầm và Tổng hợp
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
 


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2025 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.