Lược sử thiên văn Việt Nam
Nước ta ở vùng nhiệt đới, sống bằng nghề trồng lúa nước, nên từ lâu người dân đã phải theo dõi thời tiết, khí hậu để biết khi nào rét, khi nào nóng, khi nào là mùa mưa, là mùa khô?mà gieo trồng cho thích hợp. Cách đây vài nghìn năm, Thiên văn nước ta đã ra đời từ những quan sát thô sơ đầu tiên đó.
Lịch Khâm Thụ triều Lê năm 1758 viết lại
Các nhà khảo cổ hiện đang tìm cách ?đọc? những dấu tích thiên văn cổ trên các nhịp hoa văn lặp đi lặp lại trên đồ gốm Phùng Nguyên, trên các họa khắc của các trống đồng, thạp đồng Đông Sơn, qua các âm tố Việt cổ hoặc qua các tục lệ và lễ hội còn đọng lại ở các dân tộc Việt, Mường, Tày, Thái, Lô Lô, Hà Nhì?
Chiến tranh, khí hậu nóng ẩm, thiên tai vùng nhiệt đới đã làm hủy hoại nhiều tài liệu cổ của ta, cho nên sử sách lưu truyền lại còn rất ít.
Hiện nay ta đã biết chắc chắn rằng:
Vào thế kỉ XI, đời nhà Lí, nước ta đã có cơ quan quan sát thiên văn, khí tượng, xem giờ và làm lịch đặt ở lầu Chính Dương trong điện Phụng Thiên (năm 1029).
Đến đời nhà Trần (thế kỉ XIII), cơ quan quan sát thiên văn đã được nâng lên thành Thái sử cục và đặt chức Thài sử lệnh là chức ban cho các quan trông coi về thiên văn và lịch pháp. Đời Trần đã biên soạn lịch có tên là Lịch Thụ Thời và sau đó đổi tên là Lịch Hiệp Kỉ.
Đời nhà Trần có nhiều thiên văn tài giỏi như Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán? Theo sách Đại Việt sử kí toàn thư thì Đặng Lộ chính là người đã xin đổi tên Lịch Thụ Thời thành Lịch Hiệp Kỉ (năm 1339) và là người đã xét nghiệm các hiện tượng thiên văn rất chính xác.
Trần Nguyên đán là nhà chính trị, nhà văn hóa và là nhà thiên văn nổi tiếng đã soạn ra cuốn ?Bách thế thông kỉ thư? trong đó ghi chép các nhật nguyệt thực và chuyển động của 5 hành tinh (Thủy, Kim, Hỏa, Mộc, Thổ) từ thời Hồng Bàng đến thời Lí, Trần. Tiếc rằng cuốn sách quý này đã bị giặc Minh đốt phá vào đầu thế kỉ XV.
Vào đời nhà Lê (thế kỉ XV ? XVI), công tác thiên văn được tổ chức chu đáo hơn. Trong bản đồ Hồng Đức còn thấy ghi vị trí của Tư Thiên Giám (cơ quan thiên văn) ở kinh đô Thăng Long. Nhà Lê đã tổ chức Thái Sử Viện sau đổi thành Tư Thiên Giám với các chức quan: Thái sử lệnh, Thái sử thừa, Linh đài lang? để đảm nhận các công việc thiên văn, khí tượng, lịch pháp.
Đời nhà Lê đã biên soạn ra Lịch Khâm Thụ và sau được thu gọng trong sách Bách Trúng Kinh. Đây là một cuốn lịch ghi các tháng thiếu, tháng đủ, tháng nhuận, các tiết từ năm 1621 đến năm 1785.
Đến đời Nguyễn (thế kỉ XIX), việc theo dõi thiên văn đã được tổ chức thành mạng lưới khắp toàn quốc. Ở trung ương (triều đình Huế) có cơ quan trung ương gọi là Tòa Khâm Thiên Giám trực thuộc nhà vua.
Ở các tỉnh có các trạm quan trắc gọi là Ti Chiêm Hậu. Vì thiên văn có nhiệm vụ cụ thể là:
Soạn Lịch Hiệp Kỉ hằng năm: tính tháng thiếu, tháng đủ, tháng nhuận, giờ Mặt Trời mọc, lặn, các ngày tiết khí. Đến năm 1842 quy định thêm tính vị trí Mặt Trời, Mặt Trăng và 5 hành tinh.
Quan trắc và dự báo các hiện tượng thiên văn đặc biệt: sao Chổi, nhật, nguyệt thực. Để làm quan trắc, năm 1825, 3 kính thiên văn đã được trang bị thêm ở Khâm Thiên Giám.
Báo giờ trong ngày: dùng đồng hồ Mặt Trời và đồng hồ cát để báo giờ ban ngày và báo canh ban đêm.
Đời Nguyễn cũng có nhiều nhà thiên văn tài giỏi như Phạm Đăng Hưng, Nguyễn Hữu Thận. Những người này đã làm đến chức Thượng thư Bộ Lễ kiêm quản lí Khâm Thiên Giám, là ?những người giỏi về thiên văn và lịch pháp? (theo Quốc sử dị biên).
Sơ lược các nét trên đã đủ thấy nước ta đã có truyền thống về thiên văn lâu đời, đặc biệt trong một nghìn năm lại đây (từ thế kỉ XI) nước ta đã có một tổ chức thiên văn quy củ với nhiều nhà thiên văn tài giỏi rất đáng tự hào.
Nguồn: dongtac.net (Vũ trụ quanh ta)