Trở lại   Chợ thông tin Thiên văn Việt Nam > Kết nối cộng đồng > Cửa hàng

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 06-09-2012, 03:30 PM
tanbaolong2003 tanbaolong2003 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 110
Mặc định Phát hiện thiên hà nguyên sinh từ thuở sơ khai

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Các nhà thiên văn học thuộc đại học California, gồm Riverside's Bahram Mobasher và học trò của ông- Hooshang Nayyeri đã phát hiện một trong những thiên hà xa nhất được biết đến đang sản sinh ra một lượng sao rất lớn. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng hai kính thiên văn Spitzer và Hubble của NASA để tìm ra thiên hà hình giọt nước này. Nó có tên gọi GN-108036, thiên hà sáng nhất ở một khoảng cách khổng lồ tính đến ngày nay.





Thiên hà được phát hiện và xác nhận bởi một hệ thống các kính thiên văn ở mặt đất cách chúng ta 12,9 tỉ năm ánh sáng. Các dữ liệu gửi về từ Spitzer và Hubble cho thấy thiên hà này đang sản sinh khoảng 100 ngôi sao mỗi năm. Đây quả là một con số khổng lồ so với Ngân Hà của chúng ta, mặc dù lớn hơn 5 lần và nặng gấp 100 lần GN-108036, nó chỉ sản sinh cỡ 3 ngôi sao mỗi năm.

Phát hiện này rất đáng quan tâm, vì trong tất cả các quan sát từ trước tới giờ chưa từng có thiên hà trong giai đoạn tiền khởi của Vũ trụ. Theo các nhà khoa học, GN-108036 là một vật thể đặc biệt hiếm thấy, được hình thành trong suốt quá trình tạo ra các vì sao. Thiên hà hiện đang rất gần thời điểm mà nó mới được hình thành, và chỉ khoảng 750 triệu năm sau Vụ Nổ Lớn (cách chúng ta 13,7 tỉ năm). Vì thể chúng ta đang được chiêm ngưỡng nó trong giai đoạn sơ khai của Vũ trụ.

Các nhà thiên văn thường dùng độ dịch đỏ (trong hiệu ứng Doppler) để đo khoảng cách tới các vật thể. Những vật thể có độ dịch đỏ càng lớn thì càng cách xa chúng ta hơn-và chúng ta cũng có thể nhìn về quá khứ được nhiều hơn. GN-108036 có độ dịch đỏ 7,2. Các thiên hà có độ dịch đỏ lớn hơn 7 chỉ đếm trên đầu ngón tay, và trong số chúng cũng chỉ có 2 thiên hà có độ dịch đỏ lớn hơn GN-108036.

Những quan sát hồng ngoại từ Spitzer và Hubble đặc biệt quan trọng trong khảo sát sự hình thành của các ngôi sao. Các nhà thiên văn vô cùng ngạc nhiên về sự bùng nổ mạnh mẽ của các vì sao trong một không gian rất nhỏ khi vũ trụ bắt đầu khởi nguồn. Những thiên hà đầu tiên được hình thành sau Big Bang vài triệu năm, chúng có kích thước nhỏ hơn hiện tại rất nhiều và khối lượng dường như chưa đủ lớn.

Trong giai đoạn tiền khởi sau vụ nổ lớn, vũ trụ giãn nở và lạnh đi. Khí Hidro tràn ngập khắp nơi tạo thành một lớp sương mù dày hấp thụ tia cực tím. Giai đoạn này là lúc các vì sao và thiên hà đầu tiên đang được hình thành và chưa chiếu sáng vũ trụ-các nhà khoa học gọi đây là “thời nguyên thủy”. Thời nguyên thủy kết thúc khi ánh sáng từ những thiên hà sớm nhất rọi qua, ion hóa đám sương mờ biến nó thành trong suốt. Có lẽ những thiên hà như GN-108036 vai trò quan trọng trong quá trình này.

“Các ngôi sao được hình thành rất nhân trong GN-108036 nhấn mạnh rằng khối lượng thiên hà này tăng đột biến sau Big Bang vài trăm triệu năm-khi mà tuổi của Vũ trụ chỉ khoảng 5% tuổi của nó hiện tại. Nó dường như là khởi nguồn của các thiên hà hiện nay”- Mobasher-một giáo sư thiên văn vật lý cho biết.

Tổng hợp các nghiên cứu được đăng tải trên Astrophysics Journal.



Nguồn: ScienceDaily, Dec21, 2011
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.