Trở lại   Chợ thông tin Thiên văn Việt Nam > Thảo luận kiến thức > Tin tức thiên văn học

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 06-09-2012, 08:45 AM
dongthanhqn dongthanhqn đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 130
Mặc định Không có vật chất tối trong vùng lân cận của Mặt Trời?

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Loại vật chất không có mặt ở “nơi mà chúng ta cần nó” để phù hợp với giả thuyết, nhà nghiên cứu nói.







Minh họa Ngân Hà cho thấy phân bố dự kiến của vật chất tối là một vầng hào quan màu xanh.



Vật chất tối bí ẩn không có mặt trong vùng lân cận Mặt Trời, dựa theo một nghiên cứu mới có thể cung cấp lý lẽ cho những người hoài nghi rằng Vật chất tối chỉ là một ảo ảnh.



“Sẽ có nhiều người khẳng định vật chất tối không tồn tại bởi kết quả này,” trưởng nhóm nghiên cứu Christian Moni-Bidin, một nhà thiên văn học tại Trường Đại học Concepcion ở Chile dự đoán.



“Những quan sát độc lập này không chứng minh rằng vật chất tối không tồn tại. Chỉ là, nó không ở nơi mà chúng ta mong đợi và nơi chúng ta cần nó.”



Mặc dù các hạt vật chất tối không thể được phát hiện với các thiết bị hiện nay, các nhà thiên văn học cho rằng vật chất này phải chiếm khoảng ¼ Vũ Trụ, dựa trên hiệu ứng hấp dẫn của nó lên vật chất bình thường như các thiên hà và các cụm thiên hà.



Từ khi được phát hiện vào năm 1930, vật chất này đã trở thành nhân tố chính cho thuyết hình thành các thiên hà, nói rằng vật chất tối có vai trò như một loại khung đỡ vô hình xung quanh nơi mà vật chất bình thường kết hợp lại bằng lực hấp dẫn để hình thành nên các ngôi sao và các đối tượng lớn hơn.



Mô hình hiện tại của việc các thiên hà hình thành và quanh như thế nào dự đoán rằng Ngân Hà được gán vào một đám mây, hay hào quang của vật chất tối. Các nhà thiên văn học không thể nói chính xác rằng vầng hào quang này có hình gì, nhưng họ hi vọng tìm được một lượng đáng kể vật chất tối trong vùng xung quanh Mặt Trời.



Chuyển động của Mặt Trời tiết lộ không có vật chất tối?



Trong một nghiên cứu mới, Moni-Bidin và các đồng nghiệp của ông đã sử dụng Đài quan sát Nam Âu La Silla và Kính viễn vọng Las Campanas ở Chile để ánh xạ chuyển động 3 chiều của hơn 400 sao khổng lồ đỏ trong bán kính 13000 năm ánh sáng từ Mặt Trời.



Các ngôi sao trên trời có thể xuất hiện cố định, nhưng chúng liên tục chuyển động khi chúng nhận được các lực đẩy, kéo từ hiệu ứng hấp dẫn của các vật thể bên cạnh, bao gồm cả các ngôi sao khác, đám mây khí, hoặc các đám vật chất tối.



Nhóm so sánh các phép đo của họ về chuyển động của ngôi sao với những gì họ dự đoán các chuyển động đó nếu chuyển động của các ngôi sao đó bị ảnh hưởng của vật chất tối.



Trước sự ngạc nhiên của họ, cả hai kết quả đều khớp nhau. Nói cách khác, vật chất tối là không cần thiết để giải thích chuyển động của Mặt Trời và các ngôi sao gần nó.



“Những quan sát này chỉ ra sự thật rằng trong vùng không gian này, không có vật chất tối,” Moni-Bidin nói.



Học thuyết vật chất tối có gót chân Achilles



Tuy nhiên, những kết quả mới đang làm thỏa mãn chủ nghĩa hoài nghi, bởi vì họ dựa trên 10 giả định đơn giản, Avi Loeb, chủ tịch bộ phận thiên văn học tại Đại học Harvard, người không tham gia vào nghiên cứu nói.



Ví dụ, quá trình phân tích giả định tốc độ trung bình mà các ngôi sao này quay quanh trung tâm của Ngân Hà là như nhau không phụ thuộc vào khoảng cách từ ngôi sao đến tâm của thiên hà. Biết được tốc độ này là quan trọng cho việc tạo ra một bức tranh tổng thể về các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển động của một ngôi sao.



Nhưng “giả định này bản thân nó đã yêu cầu phải có vật chất tối, trừ khi trọng lực được sửa đổi,” Loeb nói trong một email.

Một lý do khiến các nhà khoa học nghĩ rằng vật chất tối tồn tại là bở vì các ngôi sao trong các phần bên ngoài của các thiên hà đã được thấy là chuyển động quanh tâm nhanh như các ngôi sao ở bên trong. Định luật hấp dẫn nói rằng các ngôi sao rìa ngoài chuyển động nhanh như vậy có thể văng ra ngoài không gian. Thay vào đó, theo lý thuyết, việc thêm vào vật chất tối giữ chúng ở lại.



Một ý tưởng thay thế là trọng lực bản thân nó hoạt động khác nhau ở các khoảng cách khác nhau từ tâm của thiên hà. Tuy nhiên, “nếu trọng lực bị thay đổi, thì không biết là phương trình nào nên được dùng trong mô hình mới này,” Loeb nói.



“Các tuyên bố bất thường yêu cầu các bằng chứng bất thường,” ông thêm vào, “và 10 giả định đơn giản hóa này là gót chân Achilles của tuyên bố rằng vật chất tối vắng mặt trong vùng lân cận Mặt Trời.”



Về phần mình, tác giả nghiên cứu Moni-Bidin cho rằng còn quá sớm để các nhà thiên văn học bỏ cuộc, bởi vì vật chất tối là vẫn rất quan trọng với các học thuyết được phổ biến rộng rãi về việc Vũ Trụ hoạt động như thế nào.



“We are far from being able to live without [dark matter],” ông nói. “Tại thời điểm này chúng ta cần nó để giải thích nhiều quan sát mà các giả thuyết thay thế khác đã thất bại.”





Nguồn: NationalGeographic



http://news.nationalgeographic.com/n...space-science/
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.