Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 25-08-2012, 09:12 AM
tandaiphat tandaiphat đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 100
Mặc định Ý định mang đất từ Sao Hỏa về....

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Cách ly sinh vật ngoài trái đất như thế nào?

Năm 2014, dự tính đất từ sao Hỏa sẽ được đưa về trái đất. Một số nhà khoa học lo ngại rằng trong đất đá ấy rất có thể có vi sinh vật gây nguy hại cho cư dân trái đất. Làm thế nào để cách ly được chúng?

Những thiết kế phòng thí nghiệm tránh tiếp xúc với môi trường bên ngoài đã bắt đầu từ Thế chiến hai. Từ thời đó, các phòng thí nghiệm đã phải đạt mức an toàn sinh học đối với cuộc chiến vũ khí vi trùng. Các phòng thí nghiệm được chia làm 4 cấp:

- Phòng thí nghiệm cấp 1, chứa các loại vi khuẩn tương đối vô hại, như các loại vi khuẩn trong đất.

- Phòng thí nghiệm cấp 2, chứa các loại vi khuẩn có thể lan tràn theo không khí, như vi khuẩn gây viêm gan siêu vi B, bại liệt, sởi?

- Phòng thí nghiệm cấp 3, chứa các mầm bệnh tương đối nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể chữa được, như vi khuẩn bệnh lao.

- Phòng thí nghiệm cấp 4, chứa các mầm bệnh khủng khiếp, khó trị liệu, lây lan qua không khí hoặc qua đường máu.

Phòng thí nghiệm được gọi chung là vùng nóng. Trước khi vào vùng này, nhà khoa học phải qua 2 phòng khác ăn thông, theo thứ tự từ ngoài, phòng giữa rồi mới đến phòng thí nghiệm chính thức. Cửa ăn thông giữa các phòng đều được khép kín nhờ có vành đai cao su xung quanh. Vành này được bơm hơi căng cứng khi cần đóng thật kín, và xả bớt hơi khi cần mở để đi qua phòng kế bên.

Thoạt đầu, nhà khoa học bước vào phòng ngoài để được phun loại thuốc đặc biệt sát khuẩn lên thân mình, thay quần áo sạch và đi vào phòng giữa. Áp suất không khí phòng giữa luôn cao hơn phòng ngoài, để khi mở cửa sẽ không có gì từ phòng ngoài bay vào phòng giữa. Áp suất phòng nghiên cứu cũng luôn thấp hơn phòng giữa, dù có kẽ hở nhỏ, vi khuẩn từ trong đó cũng không lan ra. Khi đã vào hẳn phòng giữa, áp suất lại được điều chỉnh nâng cao hơn phòng thí nghiệm, kế đó nhà khoa học mở cửa đi vào ?vùng nóng? (phòng thí nghiệm chính thức).

Từ phương pháp cách ly như vậy, các nhà khoa học đã thiết kế một loại ?thùng trong thùng? để đem đất đá từ sao Hỏa về trái đất: Thùng lớn ngoài cùng, bao phủ thùng thứ hai. Thùng thứ 2 bao phủ thùng thứ 3, nơi đựng đất sao Hỏa. Áp suất trong thùng lớn cao hơn áp suất không khí bên ngoài, nhằm ngăn không cho mầm vi khuẩn thấm vào, có thể tương tác, làm thay đổi tính chất ?nguyên thủy? của đất đá sao Hỏa.

Áp suất thùng giữa lại thấp. Thùng thứ ba được bơm đầy khí nitơ là loại khí trơ. Áp suất trong thùng ba lại cao. Nếu có rò rỉ từ thùng trong cùng, hoặc ngoài cùng, chúng sẽ bị thu giữ bởi áp suất nơi thùng giữa.

Khi về trái đất, thùng đất đá sao Hỏa sẽ được đưa ngay vào phòng thí nghiệm với nhiều kỹ thuật dựa theo kinh nghiệm cách ly sinh hóa từ nhiều thập niên qua. Nhà khoa học trước khi vào cũng như sau khi ra khỏi phòng thí nghiệm đều phải vào phòng ngoài cùng - là nơi được phun thuốc đặc biệt sát khuẩn cơ thể và thay quần áo sạch - để đảm bảo không mang mầm vi khuẩn nào từ ngoài vào, hoặc từ trong ra. Một số ý kiến còn cho rằng nên dùng người máy trong giai đoạn đầu nghiên cứu đất đá sao Hỏa.

Còn 7 năm nữa mới đến ngày trọng đại ?đón? đất đá sao Hỏa. Và các nhà khoa học vẫn còn đủ thời gian nghiên cứu nhiều biện pháp hiệu quả hơn để bảo vệ môi trường của chúng ta.

Tài Hoa Trẻ (theo Discover)

* Bài gửi của thienthan_ab tại diễn đàn cũ PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.