Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 28-08-2012, 09:12 AM
phamfood phamfood đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 96
Mặc định Tiêu điểm quan sát

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Tuần từ 22/10 - 26/10/2008


Thứ 2, 20/10/2008

Cực điểm mưa sao băng Orionid, diễn ra lúc nửa đêm đến gần sáng. Mặt trăng sẽ là một chút trở ngại nhỏ để quan sát trận mưa sao băng này.

Thứ 4, 22/10/2008

Sao Thủy sẽ xuất hiện ở góc nhìn lớn nhất - 18 độ về hướng Đông trước khi mặt trời mọc.


Thứ 7, 25/10/2008

Mặt Trăng tiến đến gần Sao Thổ. Sự kiện này có thể quan sát vào lúc gần sáng về hướng Đông.






Chủ nhật, 26/10/2008

Sao Kim và Antares sánh đôi với nhau. Quan sát lúc gần tối về hướng Tây.

Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 28-08-2012, 09:12 AM
manhhatuna manhhatuna đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 112
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Các hành tinh:

Sao Thủy: Với độ sáng biểu kiến tăng từ 0.0 lên -0.8 trong tuần này. Đây là dịp tốt nhất năm 2008 để quan sát Sao Thủy vào buổi sáng. Quan sát gần đường chân trời về hướng Đông, phía dưới sao Thổ và Mặt trăng, khoảng 60 ~ 45 phút trước khi Mặt Trời mọc.

Sao Kim
(độ sáng biểu kiến: -3.8) từ từ nổi bật trên bầu trời sau khi mặt trời lặn. Quan sát về hướng tây nam, khoảng 45 ~ 60 phút sau hoàng hôn. Đứngở vị trí cao và sử dụng ống nhòm sẽ giúp bạn dễ dàng tìm thấy Antares đang ở rất gần về phía bên trái Sao Kim.

Sao Hỏa: Biến mất khi Mặt trời lặn.

Sao Mộc (Độ sáng biểu kiến: -2.2, vị trí chòm Nhân mã - Sagittarius) sáng nhất trên bầu trời Nam - Tây Nam từ lúc chiều tối, và thấp dần về hướng tây nam sau đó.

Sao Thổ: tỏa sáng ở hướng Đông lúc rạng sáng. Đừng nhầm với Regulus ở ngay trên nó nhé.

Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương (độ sáng biểu kiến: 5.7 và 7.9), vị trí tại Bảo Bình và Ma Kết, hướng Nam - Đông Nam
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 28-08-2012, 09:12 AM
phuthi phuthi đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 109
Mặc định

Tuần từ 27/10 - 02/11/2008


Chủ nhật, 26/10

Luôn giúp nhận ra Altair là người bạn tri kỷ của nó : Tarazed, nằm ngay phía dưới bên phải Altair. Hai ngôi sao này trông giống như đôi bạn thân, nhưng thực tế, Altair chỉ cách chúng ta 17 năm ánh sáng, trong khi đó Tarazed là 1 sao khổng lồ đỏ cách chúng ta đến ... 330 năm ánh sáng! Độ sáng biểu kiến: Altair: 0.75, Tarazed : 2.7. Quan sát vào đầu tối.


Thứ 3, 28/10/2008


Trăng non.

Thứ 4, 29/10/2008

Vesta, vật thể sáng nhất thời điểm hiện tại trên bầu trời, độ sáng biểu kiến 6.5. Vesta mọc vào tối muộn, và chúng ta dễ dàng tìm thấy với 1 chiếu ống nhòm ở trên đầu chòm Cetus.


Thứ 6, 31/10/2008

Hướng thấp về phía tây nam, Mặt trăng lưỡi liềm đang ở rất gần Venus và Antares.


Nếu trời trong, tại sao chúng ta không hướng những chiếc kính thiên văn lên bầu trời? Jupiter và 4 vệ tinh xuất hiện đầu buổi tối. Ngoài ra còn có thể quan sát Cụm sao M11 ở đuôi chòm Aquila và ngôi sao đôi Albireo, beta Cygni.




Thứ 7, 01/11/2008

Điểm nhấn vẫn là hướng thấp về tây nam, nơi mà Mặt trăng lưỡi liềm và Venus vẫn đang "cặp kè" với nhau.

Trước khi trời sáng, hãy hướng kính thiên văn về phía Saturn để tìm vận may nhìn thấy ngôi sao Sigma Leonis với độ sáng biểu kiến 4.0.

Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 28-08-2012, 09:12 AM
thienphuong thienphuong đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 113
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Cùng ngắm Sao Thủy, Mặt Trăng, và cụm Thất Nữ bên nhau


Sao Thủy nằm ở vị trí tốt cho việc quan sát bắt đầu từ tuần thứ 2 của tháng 4, và các bạn sẽ không phải dậy sớm hay phải đi xa để quan sát nó.

Vào giữa tháng 4, Sao Thủy lặn muộn hơn Mặt trời tới hơn 80 phút. Trong suốt 2 tuần cuối của tháng này, Sao Thủy nằm sát cạnh cụm Thất Nữ (Pleiades hay còn gọi với cái tên khác là Seven Sisters).


Sao Thủy nằm gần cụm Thất Nữ sau khi Mặt Trời lặn vào cuối tháng 4. Mặt Trăng tiến sát cặp đôi này vào ngày 26/4. ảnh: Roen Kelly [Kích chuột vào hình để xem ảnh lớn hơn]


Đừng bỏ lỡ cuộc gặp gỡ tuyệt vời vào khoảng 30 phút sau khi Mặt trời lặn ngày 26/4 tới khi Mặt Trăng lưỡi liềm gặp gỡ Sao Thủy và cụm Thất Nữ (Pleiades). Mặt Trăng nằm ở vị trí cách 2° phía trên và Sao Thủy cách 3° về phía bên dưới cụm sao này. Phần tối của Mặt Trăng sẽ có thể nhìn thấy được bằng mắt thường, bởi nhận được ánh sáng Mặt trời phản xạ từ Trái đất. Một chiếc ống nhòm sẽ giúp bạn có buổi quan sát trọn vẹn.

Vào ngày 29, Sao Thủy nằm cách khoảng 3 lần bề rộng Mặt Trăng tròn về phía nam cụm Thất Nữ. Mặt trăng sẽ dần lên cao hơn tiến về vị trí chòm Song Tử (Gemini). Còn Sao thủy sẽ bị ánh sáng của Aldebaran, ngôi sao sáng nhất trong chòm Kim Ngưu (Taurus) lấn át.

PH (Theo astronomy.com)
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.