Trở lại   Chợ thông tin Thiên văn Việt Nam > Thảo luận kiến thức > Quan sát thiên văn

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 28-08-2012, 09:11 AM
quan_huynh74 quan_huynh74 đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 85
Mặc định Món quà đầu năm,mưa sao băng Quadrantids vào đêm năm mới 3/1

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Cùng đón xem mưa sao băng Quadrantids vào đêm năm mới 3/1

_Với những người yêu thiên văn, đặc biệt những bạn mê theo dõi mưa sao băng, thì trận mưa sao băng Geminid vừa qua thực sự đã bị ánh trăng rằm phá hỏng tất cả. Thôi thì vớt vát gọi là khi một vài bạn quay ra ngắm trăng với một điều đinh ninh trong đầu là trăng rằm lần này to và sáng nhất trong nhiều năm qua.

_Quay lại chủ đề sao băng, nếu thời tiết cho phép,ông trời không phản đối, chúng ta lại có thể được chiêm ngưỡng một trận mưa sao khác vào đầu năm mới, mặc dầu không lớn bằng mưa sao Geminid, nhưng lần này, ánh sáng trăng sẽ không ngự trị để làm mờ đi những vệt sao băng. Vậy, còn chờ gì nữa, chúng ta hãy cầm tờ lịch ra và đánh dấu thật đậm vào ngày mồng 3/1/2009 tới đây, đó là ngày mà trận mưa sao Quadrantid sẽ đạt cực điểm.

_Trận mưa ?Quads? thực sự rất khó nói trước. Tại cực điểm, nếu trời trong, bạn có thể đếm được từ 1 tới 2 sao băng trong một phút, và thời gian cực điểm có thế xẩy ra trước khi bình minh ló dạng 1 tới 2 giờ (tính cho khu vực phía tây của lục địa Bắc Mỹ, khi đó ở Việt Nam đang là lúc chập tối).



Tâm điểm của trận mưa sao băng này được định vị nằm giữa cái tay cầm của nhóm sao gầu sòng (Big Dipper) và hình tứ giác tạo bởi các ngôi sao tạo hình chiếc đầu của chòm sao Thiên long (Draco).
Mưa sao băng Quadrantids có cực điểm rất mạnh với cường độ cao trong chỉ một vài giờ. Tâm điểm của mưa ?Quads? nằm ở Quadrans Muralis, tên một chòm sao cổ hiện nay thuộc chòm sao Mục Phu. Trong một số sách thiên văn của thế kỷ 19, tâm điểm của trận mưa sao băng này được định vị nằm giữa cái tay cầm của nhóm sao gầu sòng (Big Dipper) và hình tứ giác tạo bởi các ngôi sao tạo hình chiếc đầu của chòm sao Thiên long (Draco).

Bình thường không dễ quan sát mưa sao Quadrantids
Không may là có nhiều yếu tố kết hợp làm cho việc quan sát cực điểm của mưa sao Quads trở lên khó khăn.

Mưa sao có cực điểm rất dầy đặc và hẹp. Quãng thời gian mật độ sao đạt hơn ½ mật độ điểm cực đại chỉ kéo dài có 8 giờ, chúng ta hãy so sánh với trận mưa Perseids vào tháng 8, quãng thời gian đó kéo dài tới 2 ngày. Điều này có nghĩa là, dòng bụi thiên thạch tiến váo khí quyển Trái đất rất hẹp và mảnh, có lẽ chúng được tạo ra từ một sao chổi nhỏ trong khoảng 500 năm qua. Sự phân bố mật độ của mưa sao Quadrantids vẫn còn là một điều chưa giải thích được.

Theo Tiến sĩ Peter Jenniskens, một nhà thiên văn học tại Viện SETI thì vật thể 2003 EH1, một tảng thiên thạch có kích thước khoảng 2km được phát hiện ra tháng 3 năm 2003, đã vãi các hạt bụi ?trời? cấp cho trận mưa Quadrantids. Theo ông thì có khả năng 2003 EH1 chính là phần lõi còn lại của một sao chổi bị mất tích có mã số C/1490 Y1.

Người ngắm sao (ở khu vực Bắc Mỹ) phải dậy thật sớm để có thể xem được sao băng Quads một cách tốt nhất bởi vì tâm điểm của trận mưa này nằm rất thấp ở đường chân trời phía bắc và phải quá nửa đêm nó mới từ từ lên cao.

Một nguyên nhân nữa là cứ 3 năm một lần, ánh sáng trăng lại làm hỏng bữa tiệc của những người yêu trận mưa Quadrantids này. Ngoài ra, vào tháng Giếng, thời tiết ở những khu vực có vĩ độ trung bình Bắc khá là khắc nghiệt và rất khó đoán trước.
Tất cả những lý do trên đã làm cho trận mưa sao băng Quadrantids thường không sánh được với những trận mưa sao băng nổi tiếng khác trong năm, nhưng năm 2009 này lại là một ngoại lệ.

Dự báo hứa hẹn cho năm 2009


Theo thông báo của Tổ chức Thiên thạch Thế giới, hoạt động cực điểm của mưa sao Quadrantids diễn ra vào khoảng 4:50 am giờ Thái bình dương Hoa kỳ ngày 3/1/2009 ( tức là vào lúc 19:50 giờ Việt Nam cùng ngày ? ND).

Các mảnh sao Quads thường được mô tả là sáng và có ánh xanh với vệt đuôi khá dài. Một số năm, trận Quads chỉ cho lác đác vài mảnh. Nhưng năm nay,với những nơi có vị trí xem tốt, và đúng thời gian cực điểm, những người ngắm sao băng có thể được chiêm ngưỡng những cảnh khá hoành tráng với tần suất từ 30 tới 60 sao băng, thậm chí tới 60 ? 120 sao trong một giờ ở các khu vực miền tây Hoa Kỳ và Canada. Khu vực châu Âu, thời gian cực điểm năm nay lại rơi vào ban ngày, tuy nhiên tần suất sao băng ở đây cũng có thể đạt 15 ? 30 vệt trong một giờ. Ở Việt Nam, do cực đại rơi vào thời gian trước nửa đêm nên mật độ sao băng dự đoán khoảng 30 ? 60 vệt / giờ. Một điều quan trọng nữa là vào thời điểm diễn ra cực điểm sao băng Quads, Mặt trăng mới chỉ ở tuần đầu nên ánh sáng không quá mạnh và lặn khá sớm do vậy đây cũng là một điều kiện thuận lợi cho đợt ngắm sao băng Quadrantids năm nay.

Chúc mọi người có một đêm sao băng vào đầu năm mới thật ý nghĩa với những điều ước tuyệt vời)

Thohry
Theo Space.com
Vietastro.org
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 28-08-2012, 09:11 AM
dalatbeco dalatbeco đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 103
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Quan sát mưa sao băng Quadrantids ở Việt Nam:

_Quadrantids là một trong những trận mưa sao băng rất lớn của năm, tuy nhiên do tâm điểm gần thiên cực bắc nên các nước bắc bán cầu càng gần bắc cực sẽ có vùng tâm điểm ở càng cao khỏi chân trời, do đó sẽ chiêm ngưỡng được nhiều sao băng hơn.

Riêng với Việt Nam, khu vực miền bắc sẽ chiêm ngưỡng được nhiều sao băng hơn phía nam do tâm điểm sao băng ở cao hơn. Năm 2007 vừa qua, Quadrantids thật sự là một trận mưa sao băng đáng nhớ đối với người quan sát ở Việt Nam và hi vọng năm 2008 này nó cũng sẽ như vậy.
Tâm điểm sao băng ở vùng trời phía bắc gần chân trời và theo dự báo cực điểm sao băng bắt đầu vào khoảng gần 8h tối đêm 3/1 theo giờ Việt Nam.Tuy nhiên người muốn quan sát sao băng thường được khuyên chọn thời điểm quan sát sau nửa đêm để bắt đầu quan sát vì: thời gian trước nửa đêm chúng ta ở nửa phía sau khi Trái Đất chuyển động trong vũ trụ, do đó chỉ có những hạt bụi thiên thạch có tốc độ cao mới có khả năng lao vào bầu khí quyền và tạo ra sao băng. Còn sau nửa đêm chúng ta lại ở nửa trước của Trái Đất, khi đó bất kì mảnh thiên thạch nào cắt ngang quĩ đạo Trái Đất đều bị bắt giữ và tạo ra sao băng. Hãy tưởng tượng như bạn đang chạy trong cơn mưa, phần áo phía trước sẽ ướt đẫm trong khi phần sau lưng có thể chỉ ướt một chút.

Với thời gian dự báo và lý do như trên, người quan sát ở Bắc Mỹ hứa hẹn sẽ có được một màn sao băng hoàng tráng để đón chào năm mới, do cực điểm sao băng vào rạng sáng với họ.
Còn Việt Nam chúng ta có thể sẽ kém hơn nhưng cũng chẳng thể bỏ qua ít nhất là với những người yêu bầu trời. Nhớ nhé bạn! Đêm 3/1, nhìn về hướng bắc sau 8h tối (hoặc có thể sao băng chỉ xuất hiện nhiều sau nửa đêm).

Thông tin thêm tại diễn đàn CLB Thiên văn nghiệp dư HAAC (vietastro.org/forum)

Nguyễn Tuấn - HAAC
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 28-08-2012, 09:11 AM
hungbaoco hungbaoco đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 117
Mặc định

em chờ nhưng đâu có thấy sao băng đâu:-@:-@:-??
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 28-08-2012, 09:11 AM
chinhanh_fipexim chinhanh_fipexim đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 103
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

anh Nam ơi!!! Khi nào rảnh anh dẫn em đi xem sao băng nha.Em không biết nó xuất hiện lúc nào và khi nào???Em chỉ nghe thôi chưa đủ cần phỉa xem nữa chứ
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.