Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 28-08-2012, 09:01 AM
tanthanhfurniture tanthanhfurniture đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 106
Mặc định Tương lai của ngành du hành vũ trụ

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Hơn một nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày bắt đầu cuộc phiêu lưu vào vũ trụ, con người vẫn chưa giải đáp được câu hỏi: Liệu những ý tưởng vĩ đại có trở thành hiện thực. Liệu con người và rôbốt có thăm dò và khai thác được vũ trụ? Và khi nào thì xuất hiện những khu định cư của con người bên ngoài Trái đất?


Oleg Gazenko (1918 - 2007)

Dưới đây là trả lời phỏng vấn của GS Y sinh học vũ trụ Oleg Gazenko - Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cho tạp chí New Times.

- Thưa Viện sĩ, vào giữa thế kỷ 20 đã có nhiều dự báo về những thành tựu sắp tới của con người trong công cuộc thăm dò vũ trụ. Đến nay những dự báo đó đã trở thành hiện thực hay chưa?

Tôi sẽ không bàn tới tất cả những dự báo đó vào lúc này. Tuy nhiên, nếu nhìn lại những dự báo của Arthur Clarke, nhà khoa học và cũng là một nhà văn viết về khoa học viễn tưởng nổi tiếng của Mỹ, thì chúng ta có thể thấy rằng chỉ có 2 trong số nhiều dự báo của ông trở thành hiện thực: Đó là việc phóng các vệ tinh nhân tạo để phục vụ cho thông tin liên lạc trên hành tinh của chúng ta và việc con người đặt chân lên Mặt trăng. Tất cả những dự báo khác, như phát triển các trạm vũ trụ, tên lửa hạt nhân hay thăm dò các thiên thể gần nhất cho đến lúc này vẫn đang bị trì hoãn hoặc chưa trở thành hiện thực.

Con người hay máy móc?

- Những thành tựu mới nhất đầy ấn tượng trong việc sử dụng máy móc thăm dò khoảng không vũ trụ cả gần và xa đã làm nảy sinh câu hỏi: liệu con người có nên tham gia vào công việc đầy tốn kém và nguy hiểm này hay không?

Sử dụng con người hay máy móc là một câu hỏi cũ, và theo tôi, đây là một cuộc tranh cãi không có cơ sở. Dù là con người hay máy móc thì cũng đều có những hạn chế riêng về khả năng, do đó, chúng ta cần cả hai trong công việc quan trọng này. Tất nhiên, không hoàn toàn cần thiết để đưa con người tới những nơi xa xôi trong Hệ Mặt trời hay đến những thực thể vũ trụ có thể gây nguy hiểm cho họ. Không nên yêu cầu con người làm phần lớn những việc mà máy móc có thể làm, bởi vì bất cứ chuyến bay nào vào vũ trụ cũng không thể an toàn 100%, và điều này có thể còn kéo dài. Tổn thất một thiết bị tự động đắt tiền không thể sánh với tổn thất về nhân mạng, bởi cuộc sống của con người là vô giá.

Sự khác nhau giữa những chuyến bay do con người điều khiển và những chuyến bay do máy móc điều khiển là ở chỗ những chuyến bay có người điều khiển sẽ thực hiện được những chương trình có thể thay đổi được, trong khi máy móc chỉ thực hiện những gì mà con người đã cài đặt sẵn. Bên cạnh đó, so với máy móc, con người có các giác quan, trí tuệu, có khả năng tổng hợp những kết quả sẵn có và đặt ra mục tiêu mới trong lúc đang thực hiện chương trình theo kế hoạch. Đây là điều mà máy móc vẫn chưa thể làm được.


(Viện sĩ Oleg Gazenko giới thiệu 2 chú chó Belka và Strenka sau chuyến bay an toàn năm 1960)

Cái giá của vấn đề

- Số tiền chi cho các chương trình vũ trụ là hết sức lớn. Liệu những chi phí đó có đáng giá?

Trên thực tế, những dự án vũ trụ là hết sức tốn kém, do đó, một trong những mục tiêu thiết thực là cắt giảm những chi phí này. Để đưa 1 kg lên quỹ đạo, cần phải bỏ ra khoảng 10.000 đôla Mỹ. Nhiều chuyên gia cho rằng, trong thập kỷ tới, việc phát triển những phương tiện chuyên chở hiệu quả hơn sẽ làm hạ giá thành xuống 10 lần so với mức hiện nay.

Hướng chính trong nghiên cứu vũ trụ không chỉ bao gồm việc nghiên cứu cơ bản về vũ trụ, về Hệ Mặt trời và các Thiên hà - những kiến thức rất quan trọng để chúng ta hiểu về sự hình thành và phát triển của hành tinh mà chúng ta đang sống – mà còn cả nghêin cứu về Trái đất nữa. Các vệ tinh đã cải thiện đáng kể khả năng dự báo thời tiết, giúp ích rất nhiều trong việc dự báo và nghiên cứu thiên tai cũng như việc thăm dò các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nhiều người trong chúng ta không nghĩ tới tầm quan trọng của các hệ thống đặt trong Vũ trụ vốn được phát triển để đáp ứng các nhu cầu của con người ở các lĩnh vực như truyền hình, điện thoại và Internet. Các vệ tinh tình báo hết sức có giá trị trong việc ngăn chặn các cuộc xung đột lớn. Đó là những công cụ vũ trụ không tốn quá nhiều chi phí nhưng đang đem lại những tiện ích hết sức to lớn cho loài người.

- Viện sĩ có thể cho biết các hoạt động vũ trụ đó hiện đang ở đâu, những hoạt động nào có thể mang lại lợi ích thực tế và liệu chúng ta có thể trông đợi vào một sự đột phá trong tương lai gần?

Tôi nghĩ đó là các hoạt động trong các dự án về năng lượng, vốn rất quan trọng đối với nền văn minh loài người. Đây là điều đã được thảo luận và phát triển từ lâu, nhưng vẫn rất chậm trong việc cụ thể hóa. Tôi muốn nói tới khả năng “bơm” năng lượng Mặt trời từ vũ trụ xuống các trạm tiếp nhận trên Trái đất. Các gnuồn năng lượng trên hành tinh của chúng ta đang bị cạn kiệt, và theo các tính toán khác nhau, việc khai thác chỉ có thể kéo dài từ 100 đến 200 năm nữa. Chúng ta phải nghĩ đến việc tiếp cận những nguồn năng lượng đáng tin cậy hơn, có thể khai thác lâu dài và kinh tế hơn. Chúng ta nhìn thấy các nguồn năng lượng đó trong không khí, thủy triều và địa nhiệt. Nhưng nguồn năng lượng mạnh nhất, kinh tế nhất và lâu dài nhất chính là Mặt trời. Việc phát triển các trạm năng lượng mặt trời bên ngoài khí quyển sẽ là thành tựu chủ chốt của ngành vũ trụ trong tương lai gần. Tôi tin đây là một trong những hướng quan trọng nhất trong việc nghiên cứu vũ trụ, và trong lĩnh vực này không nên tiếc tiền.

- Ngành vũ trụ học đã đạt được rất nhiều thành công đáng kinh ngạc trong những thập kỷ phát triển đầu tiên của nó, nhờ sự tranh đua, đối đầu và chạy đua vũ trang quyết liệt giữa hai siêu cường Liên Xô và Mỹ. Thời gian trôi qua và tình hình đã thay đổi hoàn toàn. Viện sĩ có thể cho biết tác động của nó tới những thành tựu của ngành vũ trụ?

Nét xét về phương diện lịch sử, thì ngành này được khởi thủy từ Chiến tranh thế giới thứ II. Vào thời điểm đó, các tên lửa của Đức do Wehrner von Braun chế tạo đã được đưa tới Mỹ (khoảng 100 quả) và Liên Xô (khoảng 10 quả). Chúng trở thành những mẫu đầu tiên để hai siêu cường này nghiên cứu về tên lửa, và kết quả là một cuộc chạy đua vũ trụ rất nổi tiếng đã xảy ra. Liên Xô la fnước đầu tiên phóng vệ tinh nhân tạo, nước đầu tiên đưa con người lên quỹ đạo và cũng là nước đầu tiên chế tạo ra tàu vũ trụ mang theo nhiều người. Điều đó đã gây tổn thương lớn cho niềm kiêu hãnh của người Mỹ. Bên cạnh việc nhanh chóng sao chép tất cả các thành tựu của chúng tôi, Mỹ là nước đầu tiên đổ bộ nhiều đoàn thám hiểm xuống bề mặt của một thiên thể vũ trụ khác - Mặt trăng. Mặc dù chương trình này mang tính ganh đua và trả đũa lẫn nhau, nhưng nó cũng mang lại nhiều lợi ích cho ngành khoa học vũ trụ.

Ngày nay, khoa học vũ trụ đã trở thành hoạt động thu hút sự hợp tác quốc tế lớn. Một ủy ban vũ trụ đã được thành lập tại Liên Hợp Quốc, để soạn thảo các quy định về hoạt động trong Vũ trụ, như ngăn không cho bất cứ nước nào chiếm đoạt Mặt trăng hoặc hỗ trợ các phi hành gia nếu như họ tiếp đất trên lãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào. Tóm lại, ngành vũ trụ ngày nay đang đi theo hướng cơ bản mà Tsiolkovsky đã nói trước đầy nhiều năm.

- Theo quan điểm của ông, sự kiện nào mang tính quyết định cho sự phát triển của ngành vũ trụ trong thế kỷ trước và điều gì có thể trở thành yếu tố quyết định cho sự phát triển của ngành vũ trụ trong thế kỷ này?


Việc phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên vào năm 1957 đã mở ra kỷ nguyên vũ trụ của loài người, bởi nó đã hiện thực hóa khả năng trí tuệ của con người, cho phép một vật thể nhân tạo vượt qua sức hút của Trái đất và tạo ra một thiên thể mới. Về những sự kiện sắp tới của ngành vũ trụ, tôi cho rằng, con người sẽ chiếm các thiên thể gần chúng ta nhất, có thể là Mặt trăng hoặc sao Hỏa. Theo tôi, chúng ta sẽ không chỉ dừng ở việc thực hiện các chuyến bay thám hiểm vũ trụ tới những hành tinh đó, mà còn thiết lập một khu định cư ở bên ngoài Trái đất.

nuocnga.net
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.