Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 25-08-2012, 09:07 AM
aulachongvn aulachongvn đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 86
Mặc định Tàu Atlantis chuẩn bị cất cánh

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

(TNO) Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa thông báo, sau tất cả các bước chuẩn bị và kiểm tra nghiêm ngặt, chuyến hành trình 11 ngày đến Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS của phi thuyền con thoi Atlantis với phi hành đoàn gồm 7 người sẽ được diễn ra như dự kiến.

Giám đốc Chương trình tàu con thoi của NASA, ông Wayne Hale cho biết: tàu Atlantis đã sẵn sàng làm nhiệm vụ, mọi thứ đều tốt, không có vấn đề gì ảnh hưởng đến chuyến bay. Được biết, đây sẽ là chuyến bay thứ tư của tàu con thoi trong năm 2007 do NASA thực hiện. Lần gần đây nhất là hành trình 15 ngày từ 23.10 đến 7.11 của tàu con thoi Discovery trong sứ mệnh lắp ráp mô-đun Harmony cho Trạm ISS.



Phi thuyền con thoi Atlantis - Ảnh: Reuters


Tàu Atlantis sẽ bắt đầu bay vào không gian vào thứ năm ngày 6.12 tới tại bệ phóng 39A thuộc Trung tâm Vũ trụ Kennedy, bang Florida (Mỹ). Trong hành trình 11 ngày này, tàu sẽ mang phòng thí nghiệm Columbus của châu Âu do Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) chế tạo, đến lắp ráp vào Trạm ISS.

Columbus là phòng thí nghiệm đầu tiên của châu Âu trong không gian, đây là đóng góp lớn nhất của châu lục này vào Trạm ISS. Trong chương trình xây dựng Trạm, Columbus đã được lên kế hoạch lắp đặt cách đây gần 5 năm, tuy nhiên sau thảm họa tàu con thoi Columbia bị nổ tung năm 2003 làm 7 nhà du hành thiệt mạng, phòng thí nghiệm Columbus phải chờ đợi mãi cho đến ngày hôm nay.

Phòng thí nghiệm Columbus có chiều dài 7m, đường kính 4,6m, hiện đã được đặt vào khoang hành lý của tàu Atlantis. Khi đến Trạm ISS, nó sẽ được gắn vào cổng nối là mô-đun Harmony. Được biết, Columbus sẽ kết nối với mặt đất qua trung tâm kiểm soát đặt ở Oberpfaffenhofen (Đức), nó giúp các nhà khoa học ở nhiều nơi tham gia thí nghiệm về gien và sinh học, vật lý chất lỏng, khoa học vật liệu, nghiên cứu môi trường không trọng lực, nghiên cứu mở rộng về vật lý lượng tử và vũ trụ học...



Phòng thí nghiệm Columbus của Châu Âu, nơi sẽ tiến hành các thí nghiệm về gen và sinh học, vật lý chất lỏng, khoa học vật liệu, nghiên cứu môi trường không trọng lực, nghiên cứu mở rộng về vật lý lượng tử và vũ trụ học ... - Ảnh: Reuters


Theo kế hoạch bay, các phi hành gia tàu Atlantis sẽ có ít nhất 3 lần đi bộ ra ngoài không gian để gắn kết phòng thí nghiệm Columbus vào Trạm. Một quan chức của NASA cho biết, nếu tàu đủ năng lượng, có thể NASA sẽ tăng thêm 2 ngày cho chuyến hành trình và các nhà du hành sẽ có chuyến đi bộ ra ngoài không gian thứ 4 để làm thêm việc điều chỉnh các cánh hấp thụ năng lượng Mặt trời của Trạm.

Phi hành đoàn tàu Atlantis mang mã số STS-122, ngoài chỉ huy trưởng chuyến bay Stephen N. Frick còn có 6 nhà du hành gồm: phi công Alan G. Poindexter, các phi hành gia Rex J. Walheim, Stanley G. Love, Leland D. Melvin, cùng với 2 phi hành gia đến từ ESA là Hans Schlegel (người Đức) và Leopold Eyharts (người Pháp). Hai nhà du hành của ESA sẽ đảm nhận sứ mệnh kết nối phòng thí nghiệm Columbus vào Trạm.

Sau đó, Leopold Eyharts sẽ thế chỗ cho phi hành gia Dan Tani, người được tàu Discovery đưa lên vào cuối tháng qua, để ở lại làm nhiệm vụ trên Trạm. Phi hành gia Leopold Eyharts sẽ trở về Trái đất trong chuyến bay mang mã số STS-123 của tàu con thoi Endeavour dự kiến được phóng vào ngày 14.2.2008.


Hai phi hành gia đến từ Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), bên trái là Hans Schlegel (người Đức). Phi hành gia còn lại là Leopold Eyharts (người Pháp), người sẽ ở lại Trạm khoảng 2 tháng thế chỗ cho phi hành gia Dan Tani - Ảnh: Reuters



Trạm Vũ trụ Quốc tế là tổ hợp gồm nhiều bộ phận cấu thành với sự hợp tác xây dựng của 16 nước. Được đặt trên quỹ đạo Trái đất có độ cao chỉ trong khoảng từ 319,6 km đến 346,9 km, Trạm là nơi phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu về không gian, đồng thời cũng là cầu nối để con người có thể đi xa hơn vào vũ trụ. Trạm ISS được bắt đầu xây dựng từ tháng 11.1998, theo ước tính, chi phí xây dựng đã vượt xa dự kiến, lên đến khoảng 130 tỷ USD khi hoàn tất sau năm 2010.

Thành phần quan trọng nhất của ISS là các phòng thí nghiệm không gian, ngoài phòng thí nghiệm Columbus nêu trên còn phòng thí nghiệm Destiny của Mỹ đã được tàu con thoi Atlantis đưa lên năm 2001 và phòng thí nghiệm Kibo của Nhật Bản sẽ đến vào đầu năm sau. Kết nối các phòng thí nghiệm lại với nhau là mô-đun Harmony, dài 7,2m, đường kính 4,4m.


Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS, trạm không gian lớn nhất từ trước đến nay với sự hợp tác của 16 nước, tiêu tốn khoảng 130 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2010 để làm cầu nối cho loài người đi xa thêm ra ngoài vũ trụ - Ảnh: Reuters

D.B (tổng hợp)

* Bài gửi của rock_je tại diễn đàn cũ PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.