Trở lại   Chợ thông tin Thiên văn Việt Nam > Thảo luận kiến thức > Tin tức thiên văn học

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 06-09-2012, 08:46 AM
daithanhxk daithanhxk đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 88
Mặc định Phát hiện một loại hố đen mới-Dấu tích của vũ trụ sơ khai?

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Hố đen có khối lượng trung bình có thể giải thích cách các hố đen khổng lồ được hình thành.



Hố đen mới được xác định, trong vòng tròn, nằm trong một cụm sao.



Có một con quái vật mới lạ trên khối thiên thể- hố đen trung bình, một nghiên cứu mới cho biết.



Sau gần ba năm theo dõi một đối tượng siêu sáng xa khoảng 300 triệu năm ánh sáng, các nhà thiên văn học với đài quan sát Chandra X-ray và kính viễn vọng SWIFT gần đây đã công bố sự phát hiện của HLX-1, đại diện đầu tiên của một loại hố đen mới.



Cho đến gần đây, hố đen vẫn được cho là chỉ có 2 kích cỡ: cỡ một sao nhỏ nặng gấp vài lần Mặt Trời của chúng ta, và hố đen siêu khổng lồ có lực hấp dẫn vào khoảng nhiều triệu lần Mặt Trời- đủ lớn để nuôt chửng toàn bộ Hệ Mặt Trời của chúng ta.



Được biết đến với việc xé toạc và nuôt chửng các ngôi sao, các hố đen siêu khổng lồ sống riêng trong vùng trung tâm của hầu hết các thiên hà, bao gồm cả dải Ngân Hà của chúng ta.



Loại hố đen trung bình mới nằm giữa hai loại hố đen trên, có khối lượng vào khoảng 90000 Mặt Trời.



New Black Hole Relics of the Early Universe?





Một nhóm nghiên cứu quốc tế, đã phát hiện ra HLX-1 một cách tình cờ vào năm 2009, để ý đến một đối tượng đang bơm ra một lượng lớn tia X và sóng vô tuyến bùng sáng lên- nhưng không phải từ trong lõi của thiên hà xoắn ốc đó, mà từ một vật thể nào đó cách đó khoảng 12000 năm ánh sáng.



“Quan sát của chúng tôi từ năm 2009 đến 2010 cho thấy HLX-1 hoạt động như một hố đen cỡ nhỏ, vì vậy chúng tôi đã làm việc, mong đợi thấy sóng vô tuyến phát ra từ HLX-1, và khi chúng tôi thực hiện nhiều quan sát hơn trong tháng 8 và 9 năm 2011, chúng tôi đã thấy”, trưởng nhóm nghiên cứu Natalie Webb, của trung tâm Etude Spatiale des Rayonnements ở Pháp cho biết.



Nguồn gốc của các hố đen trung bình này có thể nằm trong trung tâm các cụm sao hình cầu, nơi có hàng trăm ngàn ngôi sao được xếp chặt bởi trọng lực.



Ngoài ra, các hố đen trung bình có thể là dấu tích của vũ trụ cổ đại, được hình thành bởi các ngôi sao sớm nhất, Webb cho biết.



“Vào buổi bình minh của Vũ trụ, các ngôi sao có khối lượng khổng lồ có thể đã tồn tại- có thể vào khoảng 10000 lần khối lượng của Mặt Trời- và những ngôi sao này có vòng đời rất ngắn và kết thúc như một hố đen trung bình,” Webb cho biết.



Hố đen trung bình có thể giải thích hố đen siêu khổng lồ



Sự tồn tại của các hố đen trung bình có thể là chìa khóa để giải thích việc hình thành của những người anh em siêu khổng lồ của nó.



Ví dụ, Webb cho rằng những hố đen trung bình này có thể là tiền thân của các hố đen siêu khổng lồ.

Những gã khổng lồ này có thể hình thành khi một hố đen trung bình nuốt đủ vật chất để trở thành hố đen siêu khổng lồ bằng khoảng 1 triệu lần khối lượng Mặt Trời.



Hoặc, một số các hố đen trung bình “sáp nhập với nhau trong Vũ trụ sơ khai để hình thành các hố đen siêu khổng lồ chúng ta thấy ngày nay” , Webb cho biết.

Dù bằng cách nào, nếu không có các nghiên cứu xa hơn, không thể nói các hố đen trung bình phổ biến cỡ nào trong khắp vũ trụ.



“Thật khó để đánh giá bằng cách quan sát, HLX-1 chỉ là một ứng cử viên tốt,” Webb cho biết.



“Nhưng vài người nghĩ rằng có thể có hàng trăm hố đen trung bình trong mỗi thiên hà.”





Nguồn: NationalGeographic



http://news.nationalgeographic.com/n...ence-universe/
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.