Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 04-09-2012, 04:12 PM
thienphuong thienphuong đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 113
Mặc định Bão vũ trụ

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com


Với chiều dài hàng NAS, cơn bão vũ trụ này thực chất là luồng khí rất mạnh mang tên HH49/50 trải dài khắp bức ảnh hồng ngoại của KTV vũ trụ Spitzer. Những sự bùng phát năng lượng mạnh mẽ như vậy thường liên quan mật thiết đến sự hình thành sao trẻ, tuy nhiên nguyên nhân dẫn đến sự hình thành cấu trúc xoắn ốc trong "cơn bão vũ trụ" trên thì vẫn còn là điều bí ẩn.

Ngôi sao trẻ phía dưới cùng bắn ra luồng vật chất với vận tốc lên đến 100km/s kéo dài vượt ra ngoài phạm vi của bức ảnh trên. Cột khí (và có thể lẫn cả bụi) rực sáng dưới bước sóng hồng ngoại do sự bức xạ nhiệt của vật chất bao quanh. Màu sắc từ đỏ đến xanh trong bức ảnh cho thấy càng nằm gần ngôi sao thì đám bụi này càng bức xạ với bước sóng ngắn hơn, tức là càng có năng lượng cao hơn. Năng lượng này có được do sự va chạm của những phân tử vật chất trong đám khí mà ngôi sao trẻ phun ra. HH49/50 được liệt kê trong danh mục Hebic - Haro như một vật thể với những luồng phóng vật chất kì lạ trong vũ trụ. "Cơn bão" này cách chúng ta 450 NAS và nằm trong đám mây phân tử Chamaeleon I.

Nguồn: APOD

Đuôi của một ngôi sao kì lạ

Đối với các nhà thiên văn học thế kỉ 17, Omicron Ceti hay Mira quả thực là một ngôi sao kì lạ. Cứ khoảng 11 tháng, độ sáng của Mira lại thay đổi một cách đáng kể. Thiên văn học hiện đại đã phát hiện ra Mira là hệ sao biến quang chu kì dài. Không chỉ có thế, các quan sát mới đây đã phát hiện ra Mira còn là một "sao chổi" khổng lồ của vũ trụ với cái đuôi dài tới gần...13 NAS! Các nhà khoa học đã tìm ra được điều thú vị trên khi phân tích những hình ảnh mà vệ tinh bước sóng tia tử ngoại GALEX (Galaxy Evolution Explorer - tìm hiểu sự tiến hóa của thiên hà) gửi về.

Hàng tỉ năm trước đây Mira có vẻ giống với Mặt Trời của chúng ta hiện nay. Tuy nhiên, trải qua thời gian, Mira đã trở thành một sao khổng lồ đỏ, lực hấp dẫn không đủ mạnh khiến lớp vật chất ngoài cùng của nó bắn vào không gian vũ trụ. Phát sáng rực rỡ dưới bước sóng tử ngoại, lớp vật chất bắn ra tạo thành một vệt dài như đám khói phía sau sao Mira trong khi bản thân ngôi sao này chuyển động tiến về phía trước với vận tốc 130 km/s. Khối lượng của "cái đuôi" này ước chừng gấp 3.000 lần Trái Đất.

Nằm cách chúng ta 400 NAS theo hướng chòm Cetus, Mira sẽ sáng cực đại vào giữa tháng 11 năm nay (năm 2007) sau đó mờ đi rất chậm trong 11 tháng sắp tới.

Nguồn: APOD

M57: tinh vân Chiếc Nhẫn

Cực quang ở phía xa

Vài dạng cực quang chỉ có thể phát hiện được thông qua một camera. Chúng sáng quá yếu tới mức mắt thường không thể nhận ra. Những đối tượng mờ như vậy gọi là "sub-visual" (dưới ngưỡng thị giác). Nguyên nhân là do mắt người chỉ có khả năng thu nhận ánh sáng trong một phần nhỏ của giây tại cùng một thời điểm. Trong khi đó cửa sập của máy ảnh (hoặc máy quay) lại có thể mở ra trong thời gian dài để tổng hợp và ghi lại lượng ánh sáng rất yếu ớt phát ra từ đối tượng.

Khi ghi lại quang cảnh bầu trời ở Juneau, Alaska, Mĩ với thời gian phơi sáng (thời gian mở cửa sập) là 30s, máy ảnh của tác giả Lance McVay đã phát hiện ra cực quang dạng "sub-visual" gần phía chân trời. Cực quang được hình thành do những hạt năng lượng đến từ Mặt Trời như electron, proton dưới tác dụng của từ trường Trái Đất đã va chạm vào các phân tử khí ở độ cao rất lớn của bầu khí quyển. Va chạm sẽ làm bật các electron từ phân tử khí. Khi chúng nhận lại electron, bức xạ sẽ được phát ra, chẳng hạn oxi sẽ phát sáng xanh như trên hình. Tất nhiên, cực quang còn có nhiều màu và hình dạng khác nữa.

www9.ttvnol.com

* Bài gửi của nhattan7610 tại diễn đàn cũ PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.