Trở lại   Chợ thông tin Thiên văn Việt Nam > Thảo luận kiến thức > Tin tức thiên văn học

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 25-08-2012, 09:12 AM
dangquang1 dangquang1 đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 99
Mặc định Một số nhà khoa học tuyên bố : Vật chất tối không hề tồn tại.

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Một số nhà khoa học tuyên bố : Vật chất tối không hề tồn tại


Hai nhà thiên văn học người Canada đã cho rằng có một lý do rất chính đáng để biện minh cho việc chưa ai có thể ?nhìn thấy? được vật chất tối, đó là bởi vì : chúng chưa bao giờ tồn tại. Các nhà khoa học vẫn cho rằng vật chất tối là thành phần chủ yếu xây dựng lên toàn bộ vũ trụ.

Vật chất tối được đem ra để giải thích cho hiện tượng tại sao các thiên hà lại liên kết với nhau. Toàn bộ vật chất thấy được bao gồm các ngôi sao, khí và bụi không thể nào cộng đủ lượng để có những lực hấp dẫn lớn tới như vậy, do đó các nhà khoa học mới đưa ra khái niệm vật chất tối, một loại vật chất không nhìn được nhưng có tương tác lực hấp dẫn tới các thiên hà và nó đóng vai trò làm trung tâm của tất cả các thiên hà.

Tháng 8 vừa qua, một nhà thiên văn học tại ĐHTH Arizona ở Tucson cùng các đồng nghiệp của mình đã thông báo rằng có một cuộc va chạm giữa 2 cụm thiên hà (galaxy cluster) khổng lồ cách chúng ta khoảng 3 tỷ năm ánh sáng , với cái tên Bullet Cluster, cuộc va chạm này đã làm cho các đám mây vật chất tối tách ra khỏi các đám vật chất thông thường. Nhiều nhà khoa học nói rằng các phát hiện trên chính là minh chứng cho sự tồn tại của vật chất tối và đó là cú đấm mạnh vào những cách giải thích khác muốn thay thế khái niệm vật chất tối bằng khái niệm lực hấp dẫn hiệu chỉnh. Tới nay thì, John Morrat, một nhà thiên văn học ở ĐHTH Waterloo, Canada, và học trò của ông Joel Brownstein, đã nói rằng, những tuyên bố trên là hơi vội vàng.

Trong một nghiên cứu đăng tải trên số 21/11/07 của tạp chí Monthly Notices of the Royal Astronomical Sociaty , hai nhà khoa học trên đã nói rằng Lý thuyết Hấp dẫn Sửa đổi (Modified Gravity) hay MOG của họ có thể giải thích tốt các quan sát về cụm thiên hà Bullet Cluster. Chi tiết mà nói, thuyết MOG khác với các thuyết hấp dẫn sửa đổi khác, nhưng chúng đều có 1 điểm chung : đó là dự báo lực hấp dẫn sẽ thay đổi theo khoảng cách.
?Lực hấp dẫn MOG mạnh hơn nếu bạn đi xa khỏi trung tâm của thiên hà chứ không như lực hấp dẫn Newton? Moffat giải thích,? Lực hấp dẫn mạnh hơn đó đóng vai trò như vật chất tối. Giải thích bằng thuyết vật chất tối, bạn sử dụng lực hấp dẫn của Anhxtanh và Newton và bạn phải giả thiết có nhiều vật chât tối. Có thêm vật chất tối, lực hấp dẫn mới tăng lên. Trong khi đó, thuyết của chúng tôi cho rằng vật chât tối không tồn tại. Đó chỉ đơn giản là lực hấp dẫn đã bị thay đổi.?

Sử dụng các hình ảnh của Bullet Cluster do các kính thiên văn vũ trụ Hubble, Chandra X-ray và Splitzer cùng với Đài thiên văn mặt đất Magenlăng chụp được, các nhà khoa học đã phân tích cái cách mà lực hấp dẫn của các siêu thiên hà uốn cong các tia sáng đi từ các thiên hà xa hơn (thiên hà nền), đó là một hiệu ứng với tên gọi thấu kính hấp dẫn. Hai nhà khoa học đi đến kết luận rằng không cần sử dụng vật chất tối để giải thích các kết quả đó.
Click vào để xem ảnh với kích thước thật



Hình ảnh cụm thiên hà Bullet Cluster chụp bởi kính thiên văn Chandra X-ray của Nasa. Các nhà khoa học cho rằng hình ảnh này là một minh chứng cho sự tách của vật chất thông thường (mầu hồng) ra khỏi vật chất tối (mầu xanh). Hiện nay một nhóm các nhà khoa học Canada lại nói rằng các quan sát trên có thể được giải thích bằng thuyết hấp dẫn sửa đổi MOG mà không cần phải dùng tới khái niệm vật chất tối.



Brownstein nói: ?Sử dụng thuyết MOG, các vật chất ?thông thường? trong cụm thiên hà Bullet Cluster cũng đủ để gây ra các hiệu ứng thấu kính hấp dẫn đó. Tiếp tục nghiên cứu và sau đó phân tích các sự sáp nhập các siêu thiên hà đã giúp chúng tôi quyết định một trong hai thuyết: thuyết vật chất tối hay thuyết MOG đưa ra sự giải thích tốt nhất cho cấu trúc vĩ mô của vũ trụ?.

Mofat so sánh sự ?nghiện? thuyết vật chất tối hiện nay cũng giống như hiện tượng các nhà khoa học đầu thế kỷ 20 đã khăng khăng về sự tồn tại một loại vật chất được gọi là ?ete truyền sáng? (luminiferous ether), một chất đựơc giả thiết là tràn ngập trong vũ trụ mà qua đó sóng ánh sáng có thể lan truyền đi xa
Mofat đã nói với Space.com : ?Họ đã bắt đầu nhận thấy thuyết tương đối hẹp, nhưng họ không muốn từ bỏ khái niệm vật chất ête. Thế rồi Anhxtanh buớc đến và bảo: chúng ta không cần ête nữa. Sau đó thì thuyết ete chỉ còn là lịch sử?.
Nhà thiên văn học Douglas Clowe, người dẫn đầu một nhóm nghiên cứu về Bullet Cluster và đã giải thích các hiện tượng thông qua vật chất tối, nói rằng ông vẫn giữ quan điểm của mình. Đối với ông và nhiều nhà thiên văn học khác, việc tìm ra các loại hạt nào đó có thể tạo ra vật chât tối còn dễ chấp nhận hơn là việc phải thay đổi một lý thuyết cơ bản vẫn dùng để giải thích thế giới.
Douglas Clowe nói :?Chừng nào mà chúng tôi còn quan tâm, Mofat vẫn chưa làm gì để chúng tôi phải rút lại lời tuyên bố rằng các quan sát Bullet Cluster đã cho chúng ta thấy: phải tồn tại vật chất tối. Chúng tôi vẫn chấp nhận phần nào là thuyết Hấp dẫn sửa đổi có thể làm giảm lượng vật chất tối đi, nhưng chúng tôi khá chắc chắn rằng hầu hết các vật chất trong vũ trụ vẫn đựơc tạo ra từ một dạng nào đó của vật chất tối? .

Theo : vietastro

* Bài gửi của phanhienqt tại diễn đàn cũ PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.