Trở lại   Chợ thông tin Thiên văn Việt Nam > Thảo luận kiến thức > Quan sát thiên văn

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 29-08-2012, 09:07 AM
umivungtau umivungtau đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 112
Mặc định Thảo luận các chòm sao (Kỳ 1: chòm Orion)

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Topic này mọi người cùng vào và trao đổi các chòm sao trên trời!
--- Bạn biết những thông tin gì về các chòm sao?
--- Những câu truyện xung quanh?

Kì 1 --- Chòm orion --- 1 chòm sao nổi tiếng
[YOUTUBE]6ZrQB5hi9xI[/YOUTUBE]


Những câu truyện về chòm sao này.
Tương tự như trường hợp của vị thần Hec-quyn vĩ đại, hình ảnh của Orion gắn liền với các nền văn hóa cổ đại, hiện thân trong những anh hùng dân tộc, chiến binh và á thần. Thế nhưng, ngược lại với Hec-quyn, người được ghi danh với những seri thành tựu rực rỡ, Orion lại chỉ là một nhân vật mờ hồ trong bóng tối với chúng ta.

Những câu chuyện thần thoại cổ đại về Orion tồn tại rất nhiều nhưng cũng rất lộn xộn khiến chúng ta gần như không thể lựa chọn ra câu chuyện đáng tin. Ngay cả nguồn gốc của cái tên Orion cũng mơ hồ, mặc dù một số học giả cho rằng nó có mối liên hệ với cái tên Hy Lạp “Arion”, có nghĩa là chiến binh. Tuy nhiên, tất cả đều nhất trí rằng Orion là người thợ săn vĩ đại nhất trên thế giới, ông ấy luôn được mô tả qua những vì sao với cái dùi cui giương cao bằng tay phải.

Bên cánh tay trái là tấm da của một con sư tử lớn mà ông săn được, ông vung nó trước mặt Kim Ngưu Taurus đang nhăm nhe hạ gục ông.

Nơi những vì sao ra đời

Dưới vành đai ba ngôi sao nổi tiếng của Orion chắc chắn là một trong những vật thể đẹp kỳ lạ nhất trên bầu trời: Tinh vân Great Orion Nebula. Dường như nó bao quanh ngôi sao nằm giữa của bộ ba mờ nhạt hơn nằm theo đường thằng tạo nên hình chiếc gươm của người thợ săn.

Tinh vân không thể nhìn được bằng mắt thường, bản thân ngôi sao cũng hơi mờ nhạt. Chúng ta có thể quan sát nó bằng ồng nhòm loại tốt và kính viễn vọng nhỏ, nó sẽ hiện thân là một đám sương mờ màu xanh xám rực rỡ bao quanh ngôi sao. Với kính viễn vọng cỡ lớn hơn, chúng ta sẽ thấy nó dưới dạng một đám mây vĩ đại phát sáng khác thường.

Tinh vân phát ra một loại ánh sáng cực quang nhờ huỳnh quanh từ phóng xạ tia cực tím mạnh của bốn ngôi sao nóng bị vướng bên trong nó. Edward Emerson Barnard (1857-1923), nhà thiên văn học thuộc Đài quan sát Yerkes, đã từng nhận xét rằng tinh vân khiến ông nhớ tới một con dơi ma quái khổng lồ; ông luôn luôn trải nghiệm cảm giác ngạc nhiên mỗi khi nhìn thấy nó.

Tinh vân Great Orion Nebula là một đám mây cực lớn chứa đầy khí bụi loãng phát sáng, nó nằm cách chúng ta khoảng 1.600 năm ánh sáng, với chiều ngang khoảng 30 năm ánh sáng (lớn gấp đường kính của toàn bộ hệ mặt trời 20.000 lần). Các nhà vật lý học thiên thể hiện nay tin rằng vật thể này chính là “lò ấp sao” – khối hỗn loạn nguyên thủy mà từ đó quá trình hình thành sao được tiến hành.

Với màu sắc sống động

Một trong những niềm vui thú khi ngắm sao chính là việc phát hiện và thưởng ngoạn màu sắc đa dạng của những vì sao trên bầu trời đêm. Chính những màu sắc này mang lại bằng chứng bằng mắt trực tiếp giải thích sự biến đổi của nhiệt độ tinh tú.

Đối với chòm sao Orion, Beteguese màu hung đỏ và Rigel màu hơi xanh mang lại sự tương phản màu sắc tuyệt vời nhưng chúng ta vẫn có thể phát hiện ra những màu sắc khác. Hãy nhìn vào Aldebaran có màu hơi vàng cam và Pollux vàng nhạt.

Ngay cả khi bạn quan sát những màu sắc tinh tú này, bạn có nhận thấy rằng chúng chỉ có thể nhận ra được nhờ vào những ngôi sao sáng nhất? Đó là vì chức năng sinh lý của đôi mắt, cụ thể hơn, các cảm biến màu sắc trong võng mạc – tế bào hình nón – không nhạy với ánh sáng mờ. Dưới tia sáng mờ ảo tế bào hình que trên võng mạc sẽ làm nhiệm vụ. Nhưng độ nhạy sáng lớn của tế bào hình que lại bị bù lại bằng sự mù màu sắc của chúng. Đó là lý do tại sao chúng ta luôn thấy tất cả các ngôi sao mờ có màu trắng.

Tuy nhiên nếu chúng ta ngắm sao bằng ống nhòm hay kính viễn vọng, độ sáng đã được phóng đại của các ngôi sao sẽ kích thích tế bào hình nón giúp mắt ta phát hiện ra màu sắc của chúng.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 29-08-2012, 09:07 AM
furniweb furniweb đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 98
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

"Nằm khá tách biệt so với nhòm mùa đông là chim ruồi Arcturus lấp lánh" e ko hiểu chỗ này cho lắm đây là ngôi sao sáng nhất của chòm Bootes, nhưng mà sao lại là chim ruồi ạ?
Đây là 1 vài hình ảnh về tinh vân M42 (Great Orion Nebula)









Nguồn: Lấy từ diễn đàn mình. Thư viện - Ảnh đẹp thiên văn - Sao, tinh vân, thiên hà.


Còn đây là bức ảnh chụp của 1 ng yêu thiên văn tại diễn đàn ttvnol.com
"Đây là ảnh chụp tinh vân Orion M42 (có độ sáng là +4 nếu tôi nhớ ko nhầm) tại ISO 800, phơi sáng 150s"


Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 29-08-2012, 09:07 AM
hlco hlco đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 99
Mặc định

Bầu trời Đông - Chòm Lạp Hộ (Orion)
Ở bắc bán cầu, chòm Lạp Hộ (Orion) còn gọi là Thợ Săn hay Tráng Sĩsẽ hiện rõ trên vùng trời phía Nam. Nhưng thật ra chòm Lạp Hộ có thể thể từ nhiều quốc gia (ở nam bán cầu sẽ nhìn thấy chòm sao này trong suốt các tháng hè ở vùng trời phía Bắc). Chòm Lạp Hộ (Thợ Săn - Orion) có dạng như hình dưới đây, là một người đàn ông đang cầm cây dùi ở tay phải và tay trái cầm một lớp da (có một số hình minh hoạ khác như một tráng sĩ; tay phải cầm thanh gươm và tay trái mang một cái khiên giáp.

Chòm Lạp Hộ khá lớn trên bầu trời đêm. "Chìa khoá" đề chúng ta tìm kiếm trên bầu trời mênh mông chính là chiếc thắt lưng - ba ngôi sao ở giữa có cường độ sáng gần như nhau. Khi quan sát bằng mắt thường ở phần thanh gươm trên tay phải thì bạn chỉ thấy có ba ngôi sao nhưng nếu quan sát bằng bằng ống nhòm hay một chiếc kính thiên văn cỡ nhỏ bạn sẽ thấy được mội ngôi sao ấy đều có đôi. Đây là khu vực mà các nhà thiên văn nghiệp dư chúng ta thường quan tâm đến nhiều nhất vì đây là khu vực của tinh vân Orion (M42). Đây chính là một tinh vân phát xạ (emission nebula), là nơi một ngôi sao mới được sinh ra. Bạn có thể nhìn thấy được bằng mắt thường trong điều kiện bầu trời tối và trong và còn nhìn thấy rõ nếu với một ống nhòm và có thể nhìn rõ chi tiết bàng một chiếc kính thiên văn.
Chòm Lạp Hộ là một "sao chỉ" tốt để giúp bạn tìm kiếm các chòm sao khác trên bầu trời vào mùa đông (mùa hè nếu bạn xem ở bán cầu nam).

Ở ảnh trên, "chiếc chìa khoá" nằm ở thắt lưng Chòm Lạp Hộ chính là ba ngôi sao. Hướng mũi tên ở trên dẫn chúng ta đến với ngôi sao Aldebaran - là một ngôi sao sáng trong chòm sao Kim Ngưu (Tarus). Aldebaran là một ngôi sao khổng lồ đỏ, bạn có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường mà không cần dùng thiết bị gì cả. Ở phía trên ngôi sao Aldebaran là một cụm sao có dạng chữ V, bạn có thể thấy nếu dùng ống nhòm.


Nguồn:www.gdpthuanan.com
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 29-08-2012, 09:07 AM
yensaokh yensaokh đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 100
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Trong một phiên bản, Orion tự cho mình là người thợ săn vĩ đại nhất thế giới. Hera, vợ của thần Zeus, nghe được điều này và đã cho một con bọ cạp xuống giết Orion. Orion bị con bọ cạp dùng nọc đốt chết. Thần Zeus cảm thấy thương tiếc cho Orion và đã đặt chàng trên bầu trời. Con bọ cạp cũng được đưa lên trời, trở thành chòm sao Thiên Hạt (Scorpius). Có một điều thú vị là khi chòm sao này mọc ở phía chân trời thì chòm sao kia bắt đầu lặn. Vì thế hai kẻ tử thù không bao giờ nhìn thấy nhau.

Điều này có thể là lý giải cho việc đặt tên của hai chòm sao nói trên theo câu truyện thần thoại này. Người ta còn cho rằng Orion được đặt tên theo Uru-anna (ánh sáng của thiên đường) của người Akkad, tên gọi này sau đó truyền tới người Hy Lạp và đã chuyển thành thần thoại. Nếu như vậy, thần thoại xung quanh Orion có thể có nguồn gốc từ các vị trí tương đối của các chòm sao xung quanh nó trên bầu trời.

Trong một số miêu tả, Orion có ba thân và ba cánh tay [1], hai chân lệch ra và một chân nhỏ ở giữa, cũng như ba thân liên kết lại ở thắt lưng. Nếu như vậy, cùng với các thiên thể khác trong khu vực của cung hoàng đạo Song Tử (tức Ngân Hà, trong khu vực thưa thớt nhất hiện nay được coi là các chòm sao Lộc Báo - Camelopardalis và Thiên Miêu - Lynx, và các chòm sao Song Tử - Gemini, Ngự Phu - Auriga và Đại Khuyển - Canis Major), điều này có thể là nguồn gốc của thần thoại về lâu đài Geryon, một trong Mười hai kỳ công của Hercules (Vũ Tiên).

theo : wikipedia.org
Trả lời với trích dẫn


  #5  
Cũ 29-08-2012, 09:07 AM
cpthienhoa cpthienhoa đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 110
Mặc định



Chòm sao Thợ Săn là chòm sao của mùa đông, hẳn bất kì ai trong số chúng ta cũng ấn tượng với hình dáng như chiếc nơ của nó với 3 sao thẳng hàng nằm ở thắt lưng của chàng tráng sĩ.

Hình tượng của chòm Orion là chàng thợ săn dũng mãnh.Ở Việt Nam trong dân gian còn có tên gọi là Sao Cày do phần giữa của chòm vì nó giống như hình của chiếc lưỡi cày.

Trong trường ca Odyssey của Homer, chòm sao Orion là một trong những chiếc la bàn tự nhiên mà chàng Odysseus đã sử dụng trong chuyến hải trình dài dằng dặc của mình tìm đường về với quê hương.

Phía dưới 3 sao thắt lưng thẳng hàng của chòm cũng là 3 đốm sáng nhỏ thẳng hàng tạo thành thanh kiếm của chàng Orion, vùng giữa chính là cụm tinh vân Orion nổi tiếng: M42, M43.

Thẳng theo hướng của thanh kiếm là gần như chính xác hướng Nam, quả là một chiếc la bàn tự nhiên tuyệt diệu.

Từ chòm Orion chúng ta có thể tìm ra rất nhiều chòm sao khác xuất hiện vào mùa đông và đều là những chòm sao sáng của bầu trời.

1- Sao Sirius và chòm Canis Major (Đại Khuyển)

Hãy kéo dài 3 sao thẳng hàng ở thắt lưng của Orion bạn sẽ gặp một ngôi sao sang xanh rực rỡ đó chính là sao Sirus trong chòm Đại Khuyển. Sirius còn gọi là sao Thiên Lang, ngoại trừ các hành tinh nó là ngôi sao sáng nhất của bầu trời đêm. Sirius cách chúng ta 8.6 năm ánh sáng.

2- Sao Procyon_Chòm Canis Minor (Tiểu Khuyển) và Tam Giác Mùa Đông


3-Sao Aldebaran và chòm Taurus (Kim Ngưu). Cụm sao Tua Rua

Aldebaran, ngôi sao có màu đỏ cam là một nhánh của chữ V- sừng bò của chòm Taurus. Nó là ngôi sao sáng thứ 13 trên bầu trời. Hãy kẻ đường thẳng từ 3 sao thắt lưu của Orion nhưng ngược hướng với Sirus để tìm ra Aldebaran.
Gần chòm Taurus có một cụm sao mờ rất nổi tiếng đó là Pleiades hay ở Việt Nam còn gọi là Tua Rua. Cụm sao này còn gọi là sao Mạ vì xuất hiện lúc sáng sớm vào đầu tháng 6 thời điểm gieo mạ.

4- Chòm Gemini (Song Tử)


5- Chòm sao Auriga (Ngự Phu)
Ở trên đầu của chòm sao Orion, xuôi theo thanh kiếm về hướng bắc các bạn sẽ bắt gặp một chòm sao có hình ngũ giác đó là chòm Auriga(Ngự Phu) trong đó có sao Capella là sao sáng thứ 6 của bầu trời.

6- Lục Giác Mùa Đông

Các sao sáng của những chòm sao trên hợp thành các đỉnh của 1 lục giác gọi là Lục Giác Mùa Đông.


Đỉnh lục giác là các sao:

-Sirius: sao sáng nhất bầu trời (chòm Canis Major - Đại Khuyển)
-Rigel: sáng thứ 7 (Chòm Orion - Thợ săn)
-Aldebaran: sáng thứ 13 (Chòm Taurus - Kim Ngưu)
-Capella : sáng tứ 6 (chòm Auriga - Ngự Phu)
-Pollux và Castor: sáng thứ 16 và 45 (chòm Gemini - Song Tử)
-Procyon: sáng thứ 8 (chòm Canis Minor - Tiểu Khuyển)
Trả lời với trích dẫn


  #6  
Cũ 29-08-2012, 09:07 AM
lesen.dv lesen.dv đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 85
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

[JUSTIFY]
2 ngôi sao nổi tiếng của orion!


Rigel!

Rigel đã được nghiên cứu khá kĩ bằng các đo đạc chính xác nhờ phương pháp thị sai: ước lượng qua quang phổ các nhà thiên văn thu được giá trị khoảng cách từ Trái Đất đến nó vào khoảng 700 và 900 năm ánh sáng (210 và 280 pc), và dữ liệu từ vệ tinh Hipparcos với giá trị “tin cậy nhất” là 773 năm ánh sáng (237 pc), với sai số biên khoảng 19%.[4] Rigel là sao siêu khổng lồ xanh, có khối lượng 17 lần khối lượng Mặt Trời, độ sáng lớn gấp 85.000 lần độ sáng của Mặt Trời.[5] Rigel là ngôi sao sáng nhất trong vùng lân cận với Mặt Trời; ngôi sao gần nhất mạnh hơn nó là Naos, cách Trái Đất 1.100 năm ánh sáng trong chòm sao Thuyền Vĩ.

Ngôi sao Rigel rất sáng khi ở vị trí cách nó 1 đơn vị thiên văn, nó là một quả cầu chiếu sáng không thể tưởng tượng được với đường kính góc là 35° với cấp sao -38. Công suất thông lượng bằng 100 MW / m2 hay 10kW / cm2, trong khi của Mặt Trời bằng 1,4kW / m2. Công suất thông lượng ở khoảng cách này bằng với công suất thông lượng từ một que hàn ở khoảng cách chỉ vài milimét; bất kì vật nào nằm gần ngôi sao trong khoảng cách này sẽ bị bốc hơi và thổi ra xa bởi gió sao cực mạnh.

Với độ sáng và sự di chuyển của mình trong vùng tinh vân, Rigel làm sáng lên một số đám mây bụi trong vùng lân cận chung của nó, nổi bật nhất là IC 2118 (tinh vân Đầu Phù thủy - the Witch Head Nebula).[6] Rigel cũng kết hợp với tinh vân Lạp Hộ, mặc dù khoảng cách từ Trái Đất đến tinh vân gấp hai lần khoảng cách đến Rigel nhưng hai thiên thể nằm khá gần nhau trong chòm sao Lạp Hộ nếu nhìn từ Trái Đất. Tuy có khoảng cách khác nhau như vậy, quỹ đạo chuyển động của Rigel trong không gian trong tương lai có thể sẽ gần lại với tinh vân khi nhìn từ Trái Đất. Từ đó có thể phân loại Rigel là thành viên bên ngoài thuộc tập hợp Orion OB1 (Orion OB1 Association), cùng với nhiều thiên thể sáng khác trên bầu trời; cụ thể hơn, nó là thành viên của tập hợp Taurus-Orion (Taurus-Orion R1 Association), với nhóm OB1 là những ngôi sao nằm gần tinh vân và hình thành gần đây.[6]

Rigel là một biến tinh, một sao siêu khổng lồ biến đổi bất thường, với độ sáng thay đổi từ 0,03 đến 0,3 of trong khoảng 22-25 ngày. Hệ Rigel thường chứa 3 ngôi sao. Một số người đề xuất thêm ngôi sao thứ 4, nhưng nói chung đây là một sự nhầm lẫn về các sao biến quang chính, mà nguyên nhân là ở sự co giãn mang tính vật lý của bề mặt sao.

----------------------------------------------------


Betelgeuse

Betelgeuse, theo định danh Bayer Alpha Orionis (α Orionis, α Ori), là ngôi sao sáng thứ tám trên bầu trời đêm và là ngôi sao sáng thứ hai trong chòm sao Lạp Hộ, sau ngôi sao Rigel (Beta Orionis). Với màu đỏ nổi bật, nó là sao biến quang bán đều đặn (semiregular variable star) với cấp sao biểu kiến thay đổi từ 0,2 đến 1,2, và cũng là biên độ biến đổi lớn nhất trong các sao có cấp sao biểu kiến 1. Ngôi sao này thuộc 1 đỉnh của Tam giác mùa đông và nằm gần tâm của Lục giác Mùa đông. Người Trung Hoa cổ đại gọi Betelgeuse là sao Sâm số 4.

Thuộc về kiểu sao khổng lồ đỏ, Betelgeuse là một trong những sao lớn nhất và sáng nhất được các nhà thiên văn học biết đến. Nếu chúng ta đặt nó tại tâm của hệ Mặt Trời, bề mặt của nó sẽ mở rộng đến tận vành đai tiểu hành tinh và có thể đến tận quỹ đạo của Sao Mộc và xa hơn; ngôi sao này sẽ chứa toàn bộ Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa. Tuy nhiên, việc ước lượng khoảng cách từ Trái Đất đến ngôi sao ở thế kỷ trước trong khoảng từ 180 đến 1.300 năm ánh sáng, dẫn đến kết quả tính toán về đường kính, độ sáng và khối lượng là rất khó chính xác. Hiện tại, người ta cho rằng khoảng cách đến Betelgeuse vào khoảng 640 năm ánh sáng, và giá trị trung bình của cấp sao tuyệt đối là −6,05.

Năm 1920, Alpha Ori là ngôi sao đầu tiên (sau Mặt Trời) được thực hiện đo đạc đường kính góc. Từ đó tới nay, nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng các kính thiên văn để đo ngôi sao khổng lồ này, mỗi phương pháp ứng với các tham số khác nhau, và thường cho các giá trị khác nhau. Những ước lượng hiện nay về đường kính của nó vào khoảng 0,043 tới 0,056 giây cung, cho thấy kích thước của Betelgeuse đang thay đổi một cách tuần hoàn. Do hiệu ứng đường viền tối lại (limb darkening), đặc tính của sao biến quang và đường kính góc đã làm thay đổi bước sóng thu được, ngôi sao vẫn còn là một bí ẩn khó hiểu. Vấn đề còn phức tạp hơn khi Betelgeuse có một lớp vỏ (envelope) bất đối xứng bao quanh do sự mất mát khối lượng liên quan đến khối khí khổng lồ bị đẩy ra ngoài không gian từ bề mặt sao. Thậm chí có chứng cứ cho những ngôi sao đồng hành quay bên trong lớp vỏ này, đóng góp vào tính dẹt của sao.

Các nhà thiên văn học tin rằng Betelgeuse chỉ mới 10 triệu năm tuổi, nhưng nó đã tiến hóa rất nhanh do khối lượng khổng lồ của nó. Hiện tại ngôi sao đang ở giai đoạn cuối của quá trình tiến hóa sao, Betelgeuse có thể sẽ nổ tung thành siêu tân tinh loại II trong vài triệu năm tới.

---------------------------------

theo wikipedia.org.[/JUSTIFY]
Trả lời với trích dẫn


  #7  
Cũ 29-08-2012, 09:07 AM
hwakyungbc hwakyungbc đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 120
Mặc định

Tinh vân Đầu Ngựa (còn gọi là Barnard 33 trong tinh vân sáng IC 434) là một tinh vân tối trong chòm sao Lạp Hộ. Tinh vân này nằm dưới (về phía nam) Alnitak, ngôi sao bên trái ngoài cùng của vành đai Lạp Hộ, và là một phần của Tổ hợp đám mây phân tử Lạp Hộ. Nó nằm cách Trái đất khoảng 1500 năm ánh sáng. Nó là một trong những tinh vân dễ nhận ra nhất do hình dạng xoáy của đám mây khí và bụi tối, mà trông giống với hình đầu ngựa. Hình dạng này được Williamina Fleming chú ý lần đầu tiên năm 1888 trên tấm ảnh chụp B2312 tại Đài thiên văn Harvard (Harvard College).
Vành đai Lạp Hộ, bên dưới là tinh vân Đầu Ngựa


Đặc tính

Các màu đỏ sáng có nguồn gốc chủ yếu từ phân tử khí hidro đằng sau tinh vân, bị ion hóa bởi ngôi sao ở gần Sigma Orionis. Màu tối của Đầu Ngựa là do lớp bụi dày, mặc dù phần thấp hơn của cổ Đầu Ngựa tạo nên một bóng bên trái. Dòng khí thoát ra từ tinh vân có hình phễu do tác động của từ trường mạnh. Các điểm sáng trong tinh vân Đầu Ngựa là các ngôi sao trẻ đang trong quá trình hình thành.

Trong thập niên 1950 đã có những chứng cớ đầu tiên rằng tinh vân có liên quan đến các ngôi sao trẻ với sự nhận biết các ngôi sao thông qua các vạch phát xạ trong dải Hα và một vài đặc trưng điển hình khác của sao trẻ. Đến cuối thập niên 1980 quả thực đã xác định được một cách trực tiếp những ngôi sao trẻ đầu tiên (B33-1) thông qua quan sát tại bước sóng hồng ngoại của vệ tinh IRAS, và được phân loại là IRAS 05383-0228: Đây là một ngôi sao nằm ở phía đông bắc bị che khuất bởi đám khí bụi mà đám khí này có thể quan sát được trong bước sóng khả kiến. Khám phá này làm cho việc thiết lập một mô hình về đám mây của tinh vân là có thể, trong đó một vùng khí đậm đặc hơn môi trường xung quanh trong quá trình chia tách do bức xạ cực tím mạnh của các ngôi sao như σ Orion, được chụp từ phía đông của tinh vân. Mô hình này cũng áp dụng cho sự hình thành đám mây cầu Bok, trong mô hình này những trạng thái ban đầu của tinh vân Đầu Ngựa giống với các điều kiện ban đầu để hình thành đám mây cầu Bok, tương tự như đã quan sát được trong tinh vân Gum.

Tổng khối lượng của tinh vân Đầu Ngựa khoảng 27 M, dịch chuyển đỏ với vận tốc xuyên tâm khoảng 5 km.s-1.pc-1 về phía đông nam. Toàn bộ đám mây dạng cột khí xen phủ với IC 434. Kích thước và tốc độ dịch chuyển của tinh vân cho thấy sự hình thành của nó cách đây khoảng nửa triêu năm, và tinh vân Đầu Ngựa sẽ trộn vào tinh vân IC 434 trong khoảng 5 triệu năm nữa.



Trả lời với trích dẫn


  #8  
Cũ 29-08-2012, 09:07 AM
kaiser kaiser đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 100
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

M78 và đám mây bụi phản xạ ở Orion
Một màu xanh sáng lạ thường và những cột bụi tối làm nổi bật M78 và các tinh vân khác trong chòm Orion.
Các sợi bụi tối không chỉ hấp thụ ánh sáng, mà nó cũng phản xạ ánh sáng của một vài ngôi sao sáng màu xanh mới hình thành gần đây trong tinh vân.
Trong hai tinh vân phản xạ ở bức hình này, M78 nổi tiếng nằm tại giữa, còn NGC 2071 nằm thấp hơn bên trái.
M78 có kích thước khoảng 5 năm ánh sáng và sẽ hiện diện trong một chiếc kính viễn vọng nhỏ. M78 cách chúng ta chỉ 1600 năm ánh sáng.

nguồn: pac
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.