Trở lại   Chợ thông tin Thiên văn Việt Nam > Thảo luận kiến thức > Quan sát thiên văn

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 28-08-2012, 09:16 AM
ld-py ld-py đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 88
Mặc định Sao Kim đang ở vị trí cao nhất trước bình minh

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Sao Kim đang ở vị trí cao nhất trước bình minh


Sao Kim và Sao Thủy, hai hành tinh vòng trong này sẽ tỏa sáng trước khi Mặt Trời mọc trong suốt nửa đầu tháng 1 này.

http://www.astronomy.com/~/media/Ima...?mw=900&mh=650
Sao Kim và Sao Thủy cùng chia sẻ bầu trời buổi sớm trong nửa đầu tháng 1.

Nếu bạn ra ngoài vào bất kỳ buổi sáng đẹp trời nào trong tháng này, đôi mắt bạn sẽ bị thu hút bởi ánh sáng chói từ chân trời phía Đông Nam. Thoạt tiên bạn có thể sẽ nghĩ rằng đó là một chiếc máy bay đang chuẩn bị hạ cánh. Nhưng đó không phải là vật thể bay ở bên trong bầu khí quyển của chúng ta, mà chúng là hành tinh sáng nhất trong Hệ Mặt Trời. Sao Kim xuất hiện đặc biệt nổi bật đầu tháng 1 bởi nó đang ở vị trí cao nhất của nó trên bầu trời buổi sớm.

Sao Kim đạt ly giác lớn nhất vào ngày 08/01. Vào sáng hôm đó, nó nằm cách Mặt Trời 47°, khoảng cách lớn nhất mà nó có thể hiện diện. Hành tinh này sẽ mọc sớm hơn 3 giờ so với Mặt Trời và xuất hiện cao gần một phần ba so với thiên đỉnh trên bầu trời Đông Nam 45 phút trước khi Mặt Trời mọc. Sẽ rất dễ dàng tìm ra được sao Kim bởi nó sáng gấp 100 lần so với bất kỳ điểm lấp lánh nào trên bầu trời ban mai.

“Hiện nay Sao Kim mọc cao hơn và sáng hơn bất cứ lúc nào trong vòng 3 năm trở lại đây”-tổng biên tập tạp chí Astronomy, Michael E. Bakich nhận định. “Đừng nên bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng Sao Kim bởi vì nó không thể đạt được độ cao như vậy cho tới năm 2012”.

Một sự trùng phùng kỳ lạ của vũ trụ, Sao Thủy đạt ly giác lớn nhất của nó chỉ sau sao Kim 1 ngày. Vào ngày 9 tháng 1, hành tinh trong cùng này nằm cách Mặt Trời 23°, trên đường chân trời phía đông-nam 10°, 45 phút trước khi Mặt Trời mọc. Mặc dù ánh sáng rực rỡ của nó có yếu đôi chút so với Sao Kim, nhưng cả hai vẫn là những điểm sáng nổi bật còn lại trước lúc bình minh.

Trên nền trời buổi sớm còn có Antares. Ánh sáng hồng ngọc của ngôi sao này ngay phía dưới Sao Kim và phía trên bên trái của Sao Thủy. Nó chỉ sáng bằng 1/3 Sao Thủy, nếu bạn thấy khó thấy nó bằng mắt thường thì một cái ống nhòm sẽ giúp bạn dễ dàng hơn.

Mặc dù bằng mắt thường và ống nhòm ta có thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của bình minh nhưng một chiếc kính viễn vọng sẽ giúp bạn quan sát Sao Kim tốt hơn. Khi đạt ly giác lớn nhất, Sao Kim trông giống như hình ảnh thu nhỏ của Mặt Trăng vào đầu chu kỳ thứ nhất - khi một nửa nằm trong ánh sáng Mặt Trời, một nửa nằm trong bóng tối.

Một vài thông tin:

- Khi đạt ly giác cực đại vào ngày 8/1, sao Kim cách Trái Đất 62,6 triệu dặm (100,8 triệu km) và cách Mặt Trời 66,8 triệu dặm (107,5 triệu km).

- Vào ngày 9/1, tại ly giác lớn nhất, sao Thủy cách Trái Đất 94,3 triệu dặm, (151,8 triệu km), và cách Mặt Trời 37,6 triệu dặm (60,5 triệu km).

Tuyết Nez - PAC
Theo Astronomy
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.