Trở lại   Chợ thông tin Thiên văn Việt Nam > Thảo luận kiến thức > Hệ Mặt Trời

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 27-08-2012, 09:36 AM
cpthienhoa cpthienhoa đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 110
Mặc định Khối lượng trái đất từ khi hình thành đến nay có thay đổi không?

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Lang thang trên mạng thấy có một câu hỏi khá hay: "Khối lượng trái đất từ khi hình thành đến nay có thay đổi không?"

Như chúng ta đã biết, từ lúc hình thành đến nay, Trái đất đã chịu không ít va chạm của các vật thể bên ngoài. Nhưng hoạt động của con người như phóng vệ tinh, tàu thăm dò... cũng phần nào tác động đến khối lượng của Trái đất!

Các bạn thử cho ý kiến về vấn đề này nhé
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 27-08-2012, 09:36 AM
thinhphat thinhphat đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 85
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Mặt trăng đang ngày một rời xa Trái Đất Liệu có phải do Trái Đất đã mất đi khối lượng nên không đủ lực hấp dẫn để giữ Mặt Trăng hay còn vì lý do nào khác? nion35:
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 27-08-2012, 09:36 AM
tv20b68 tv20b68 đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 97
Mặc định

vậy suy ra lực hấp dẫn liên quan đên m à, ai cho em cái công thức cụ thể đi, năm lớp 10 ngủ nhìu quá, ko để ý nion24:nion24:
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 27-08-2012, 09:36 AM
dangquang1 dangquang1 đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 99
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

TĐ nhẹ đi thì phải (!?)


tin ni lâu lắm r` :">
Trả lời với trích dẫn


  #5  
Cũ 27-08-2012, 09:36 AM
kim-ef kim-ef đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 109
Mặc định

ờ, câu hỏi thì lâu rồi mà câu trả lời thì chưa cóa .zz =))
Trả lời với trích dẫn


  #6  
Cũ 27-08-2012, 09:37 AM
huongmoi huongmoi đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 93
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Từ khi hình thành cho đến nay, Trái Đất luôn luôn được bổ sung bởi các thiên thạch và bụi vũ trụ. Song song với quá trình quá trình đó là quá trình khuyếch tán các phân tử khí vào vũ trụ liên tục xẩy ra ở thượng tầng khí quyển. Tuy nhiên, do tổng khối lượng của các thiên thạch và bụi vũ trụ bay vào Trái Đất lớn hơn so với tổng khối lượng các phân tử khí bị mất đi do quá trình khuyếch tán ở thượng tầng khí quyển nên khối lượng Trái Đất từ khi hình thành đến nay có thể luôn tăng nếu tính trung bình qua các thời kỳ (trừ thời điểm như trong giả thiết hình thành Mặt Trăng là Trái Đất bị bắn phá bởi 1 thiên thạch lớn cở Sao Hoả làm cho đất đá bị bắn tung vào vũ trụ và hinh thành nên Mặt Trăng thì mình không biết là khối lượng Trái Đất tăng hay giảm). Các hoạt động như phóng vệ tinh, phóng tàu thăm dò cũng có ảnh hưởng đến khối lượng trái đất nhưng không đáng kể.
Bài báo tiếng Anh mà ban Mars.pipi post lên nội dung có lẽ không phải nói Trái Đất bị mất khối lượng mà nói khối lượng Trái Đất trong phép đo mới có độ chính xác cao thì nhỏ hơn khối lượng đo đạc trước đây một chút ( ý nói là ngày xưa phép đo gặp nhiều sai số nên kết quả nhận được lớn hơn bây giờ).



Đúng như bạn nói, Mặt Trăng đang chuyển động theo quỹ đạo hình trôn ốc ra xa Trái Đất với tốc độ khoảng 3,8cm mỗi năm. Nguyên nhân của hiện tượng này có lẽ không phải do Trái Đất đã mất đi khối lượng mà bởi vì tương tác hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trăng có xu hướng làm cho chúng quay quanh quỹ đạo đối xứng nhau qua 1 khối tâm chung và thường xuyên hướng 1 mặt về nhau ( nếu không xét chuyển động quay quanh Mặt Trời thì hệ Trái Đất- Mặt Trăng cũng quay quanh khối tâm chung của chúng), hiện tượng đó được gọi là "khoá thuỷ triều". Hiện nay Mặt Trăng luôn hướng 1 mặt về phía Trái Đất và tự quay 1 vòng mất 27,3 ngày còn Trái Đất tự quay hết 23h56'. Điều đó là bởi Mặt Trăng có khối lượng bé hơn trái đất nhiều nên hiệu ứng khoá thuỷ triều của Mặt Trăng tác động lên Trái Đất chưa đủ thời gian để làm cho Trái Đất quay đồng bộ đối xứng với nó qua khối tâm chung và luôn hướng 1 mặt về phía Mặt Trăng mà chỉ làm cho Trái Đất tự quay chậm dần ( nếu Mặt Trăng có khối lượng cỡ Trái Đất thì có lẽ điều đó đã xảy ra). Do hệ Trái Đất - Mặt Trăng là hệ kín, nên tổng mô men động lượng của hệ phải được bảo toàn(bao gồm mô men tự quay của chúng cộng với mô men quay quanh khối tâm chung). Vì thế cho nên khi Trái Đất tự quay quanh trục chậm lại nghĩa là mô men động lượng tự quay của Trái Đất giảm dẫn đến việc mô men động lượng quay quanh tâm của Trái Đất và Mặt Trăng phải tăng bằng cách chúng phải tăng khoảng cách với khối tâm chung. Điều đó đồng nghĩa với việc Mặt Trăng và Trái Đất đang rời xa nhau.
Trả lời với trích dẫn


  #7  
Cũ 27-08-2012, 09:37 AM
goldenbee.admin goldenbee.admin đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 93
Mặc định

Đến một lúc nào đó, Mặt trăng và Trái đất đạt tới sự đồng bộ. Khi đó, mặt trăng và trái đất sẽ như Pluton và Charon.
Trả lời với trích dẫn


  #8  
Cũ 27-08-2012, 09:37 AM
phuthi phuthi đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 109
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Đến lúc đó thì sao nhỉ? Có lẽ lúc đó 1 ngày sẽ dài bằng 1 chu kỳ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất (tức là khoảng 1 tháng). Và, lúc đó chỉ 1 nửa Trái Đất may mắn được ngắm chị Hằng. Nhưng liệu điều đó có kịp xảy ra không khi mà Mặt Trăng đang chuyển động dần ra xa Trái Đất với tốc độ như hiện nay. Có khi nào trong vài trăm triệu năm nữa (hoặc lâu hơn) Mặt Trăng sẽ "bỏ rơi" Trái Đất để đi vào quỹ đạo quanh Mặt Trời không? Mọi người cùng vào bàn luận nhé!
Trả lời với trích dẫn


  #9  
Cũ 27-08-2012, 09:37 AM
hechang hechang đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 103
Mặc định

Có thông tin là hệ Mặt Trời - Trái Đất cũng đang rời xa nhau với khoảng cách 15cm mỗi năm và mặt trời quay chậm dần mỗi 0,00003 giây mỗi năm. Liệu chúng ta có thể lý giải hiện tượng này như lý giải hệ Trái Đất - Mặt Trăng không? Một điều chắc chắn là Mặt Trời đang mất dần khối lượng do năng lượng thất thoát từ gió mặt trời cũng như sản phẩm bức xạ từ phản ứng nhiệt hạch. Ý của bạn andromeda ra sao đối với vấn đề này?
Trả lời với trích dẫn


  #10  
Cũ 27-08-2012, 09:37 AM
lobimex lobimex đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 105
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Mình nghĩ rằng việc hệ Trái Đất - Mặt Trời đang rời xa nhau có lẽ là do cả hai nguyên nhân. Một nguyên nhân mà hiệu ứng tương tự như hệ Trái Đất - Mặt Trăng và nguyên nhân còn lại là do Mặt Trời bị mất dần khối lượng. Tuy nhiên, dù là nguyên nhân gì đi chăng nữa, nếu đã xảy ra đối với hệ Trái Đất - Mặt Trời thì có thể cũng phải xảy ra đối với hệ giữa các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời và Mặt Trời. Như vậy không chỉ riêng Trái Đất mà các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời cũng đang chuyển động ra xa Mặt Trời???
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.