Xem bài viết riêng lẻ
  #3  
Cũ 05-09-2012, 11:26 AM
caonguyen1 caonguyen1 đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 93
Mặc định

A. Tổng quan về nền thiên văn học Việt Nam hiện nay:

I. Sự phát triển thiên văn học ở VN

Nói đến thiên văn học, nhiều người Việt Nam không khỏi tỏ vẻ lạ lẫm. Cũng chẳng có gì lạ bởi thuật ngữ “thiên văn học” ít xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày của họ.

Thiên văn học là một ngành học mới mẻ thậm chí được cho là viển vông ở Việt Nam. Nền thiên văn học Việt Nam dẫm chân tại chỗ trong suốt hơn 30 năm qua.. Không chỉ bị loại khỏi chương trình phổ thông, mà cả trong trường đại học, ngành này cũng chỉ được coi là môn phụ. Sinh viên tốt nghiệp ngành thiên văn không sống được bằng nghề. Có thể nói, nếu xét trên lĩnh vực này, Việt Nam nằm ở sát đáy của thế giới.

Việt Nam có 1 nhà chiếu hình vũ trụ duy nhất tại TP Vinh,Nghệ An (so sánh với các nước thì Đức có 69 nhà, Trung Quốc 40 nhà; Nhật 268 nhà; Mỹ 1.055 nhà). ( theo số liệu năm 2004 )
Năm 1993, Hội thiên văn vũ trụ Việt Nam (VAS) được thành lập với sứ mệnh là cánh chim đầu đàn để phát triển nên thiên văn học nước nhà, nhưng cho đến nay, các hoạt động của Hội chỉ dừng lại ở việc phổ biến kiến thức về thiên văn học và tổ chức hội thảo… mỗi năm một lần. Nguyên nhân khiến cho Hội hoạt động một cách ì ạch trong gần chục năm qua chỉ đơn giản là do không có nguồn kinh phí.

Từ năm 2002 đến nay, đã có khá nhiều các CLB thiên văn học được thành lập trên cả nước (với những CLB lớn có thể kể tới là CLB Thiên văn trẻ Việt Nam_VACA tại Hà Nội , CLB Thiên văn nghiệp dư TP HCM _HAAC tại TP HCM , CLB Thiên văn Bách Khoa_PAC tại Đà Nẵng ). Tuy nhiên tất cả những CLB này đều mang tính tự phát, phần lớn là do các bạn học sinh, sinh viên đam mê thiên văn thành lập. Các CLB cũng chỉ dừng lại ở mức là sân chơi cho các bạn trẻ yêu thiên văn giao lưu, trao đổi và cùng chia sẻ niềm đam mê thiên văn học. Thực tế chỉ một số ít các CLB trong đó vẫn còn hoạt động tốt cho đến nay.

Nhật Bản đã tài trợ cho Trường Đại học Sư phạm Hà Nội một kính thiên văn trị giá 50 triệu yên (là kính thiên văn lớn nhất Việt Nam hiện nay), nhưng không có chuyên ngành đào tạo về thiên văn nên hiệu suất sử dụng rất thấp. Gần đây, giới thiên văn Việt Nam tuy đã bắt đầu có kính thiên văn và đài quan sát ở vài nơi song thực chất đó vẫn chỉ là loại nghiệp dư. "Sử dụng loại kính thiên văn này, chỉ có thể… ngắm nhìn trời sao chứ không thể nào sáng tạo ra được một lý thuyết mới." Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải nói.


Kính thiên văn tổ hợp Meade đường kính 16 in (~40cm) tại ĐH SP Hà Nội


Có thể thấy, nền thiên văn học ở Việt Nam chỉ đang chập chững ở mức tìm hiểu, chưa đủ sức nghiên cứu, và nếu có nghiên cứu cũng chỉ ở mức…quan sát đơn giản. Tóm lại, ngành thiên văn học ở Việt Nam vẫn chưa được quan tâm đúng mức !
Trả lời với trích dẫn