Chủ đề: Thám hiểm Sao Hỏa
Xem bài viết riêng lẻ
  #4  
Cũ 29-08-2012, 10:45 AM
hoangnghia71 hoangnghia71 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 103
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Những Năm của Sự Tiến Bộ

Vài thập kỷ trôi qua sau khi công trình của Copernicus được phổ biến, nó đã thu hút nhiều sự chú ý của một quý tộc và thiên văn học nổi tiếng người Đan Mạch tên Tycho Brahe. Tycho không đồng ý với cả Ptolemy và Copernicus, thực ra ông tin rằng có thể có sự kết hợp giữa thuyết địa tâm hệ và nhật tâm hệ. Để quan sát bầu trời và ghi chép lại chuyển động của các vì sao và hành tinh, Tycho đã phát minh ra một dụng cụ có tính chính xác cao. Ông cũng là người xây dụng một đài quan sát trên một hòn đảo giữa Đan Mạch và Thụy Điển. Đài quan sát này, tên Uraniborg, trở thành đài quan sát tốt nhất ở châu Âu. Bên cạnh các dụng cụ khoa học là một công cụ mang tên thước đo độ tường, Tycho đã thường dùng nó để đo chích xác vị trí của các thiên thể trên bầu trời.

Vì Tycho rất quan tâm đến Sao Hỏa nên ông tập trung chú ý vào nó khi quan sát bầu trời. Ông để ý rằng nó di chuyển nhanh hơn các hành tinh khác, vì vậy ông có thể ghi chép lại chuyển động của nó một cách thường xuyên. Ông đặc biệt quan tâm đến việc vì sao Sao Hỏa lại đảo chiều chuyển động của mình trên bầu trời. Trong hai mươi năm là việc của mình tại Uraniborg, Tycho đã làm hàng ngàn cuộc đo đạc vị trí của Sao Hỏa trên bầu trời.

Đến cuối thế kỷ thứ mười sáu, Tycho đóng cửa đài quan sát của mình và quay về Prague, nơi ông được bổ nhiệm làm nhà toán học hoàng gia, chức vị toán học có uy tín lớn nhất ở châu Âu. Năm 1600 ông đã mời nhà khoa học Đức là Johannes Kepler làm trợ lí cho mình. Không giống Tycho, Kepler rất tin vào học thuyết của Copernicus về Mặt Trời là tâm của vũ trụ. Bất chấp sự bất đồng quan điểm này, Kepler vẫn rất kích phục Tycho, vì vậy ông đã chấp nhậ lời mời và tham gia với ông tại Prague. Sau đó ông bắt đầu nghiên cứu của mình về quỹ đạo của Sao Hỏa.


Hai nhà khoa học Tycho Brahe (trái) và Johannes Kepler (phải) có cùng quan điểm nhật tâm hệ với Nicolaus Copernicus (dưới).
Trả lời với trích dẫn