Xem bài viết riêng lẻ
  #7  
Cũ 29-08-2012, 10:34 AM
hobacco hobacco đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 102
Mặc định

[JUSTIFY]2000000 năm
Tiểu cầu Mặt Trời

Một khi sự sụp đổ của đám mây nguyên tử khổng lồ bắt đầu, nó được tiếp tục bởi momen của chính nó. Vào thời điểm hai triệu năm trôi qua, có vô số hạt nhân đã hình thành trong đám mây, có những vùng mật độ lớn hơn trung bình. Sự tập trung này bắt đầu hút nhiều khí hơn xung quanh chúng do lực hấp dẫn tương đối lơn hơn, và đám mấy ban đầu bị xé nhỏ ra thành âhngf trăm hay thậm chí là hàng ngàn nhân nhỏ và đặc. Hầu hết trong số chúng sau này sẽ hình thành nên các vì sao. Một trong số đó đã được định mệnh sắp đặt để trở thành Mặt Trời.

Lúc này, nhân khí mà Mặt Trời có thể hình thành có thể khoảng một phần mười năm ánh sáng, lớn hơn một trăm lần khoảng cách từ Mặt Trời đến Sao Diêm Vương. Dần dần, khối khí này tiếp tục sập vào chính nó như cảnh quay chậm của một ống khói bị sập, một quá trình được gọi là rơi tự do trọng lực. Phần bên trong rơi nhanh nhất; chúng gần nhân tích tụ nhất, nơi mà có lực hấp dẫn lớn nhất. Phần ngoài cùng của đám mây mất thời gian lớn hơn để rơi vào bên trong. Vì vậy, do tốc độ rơi vào trong khác nhau, mối liên kết của đám mây chịu một vụ nổ trong, quá trình ngược với một vụ nổ thong thường. Theo thời gian, khi đám khí gần tâm nhất bị kéo vào trong và nén lại, vật chất bắt đầu trở nên nóng mạnh lên, các nguyên tử và phân tử va chạm vào nhau ngày càng nhiều. Sao khoảng một tỷ năm trong giá lạnh, các phân tử cuối cùng cũng ấm dần lên. Kết quả của việc này là một cái kén khí và bụi: một lớp vỏ vật chất sẫm màu bao bọc quanh một cái nhân đặc và nóng hơn. Vật thể như vậy người ta gọi là tiểu cầu (globule)*(1). Nó chính là lò ấp của Mặt Trời.

Giống như mọi tiểu cầu khác, tiểu cầu mặt trời tối. Nó không phát ra tia sáng nào cả. Nhưng chỉ một chút nữa trong quá trình tiển hóa, nó dần dần nóng lên, bắt đầu có những bức xạ nhiệt hay tia hồng ngoại phát ra. Chỉ những kính thiên văn hồng ngoại và những kính thiên văn vô tuyết mới có thể xuyên qua làn khí bụi và nhận ra bức xạ năng lượng thấp phát ra từ cái nhân hơi ấm của tiểu cầu này và nhìn thấy những cựa quậy đầu tiên, yếu ớt của ngôi sao màu vàng mà tiểu cầu này một ngày nào đó sẽ trở thành.

Hình dưới: Một tiểu cầu là một phần của đám mây phân tử, bên trong đó là một ngôi sao đang được hình thành. Vì bụi và khí bay vào trong có vận tốc tăng khi ở gần nhân hơn ở ngoài rìa, nên lượng vật chất bị để lại ở lớp vỏ sẽ tăng lên khi cái nhân đặc càng ngày càng đi vào trong. Vật chất màu đỏ chính khí bụi nền của một tinh vân không liên quan xa và sáng hơn.

-------------------------------------------------
Ghi chú:
*(1) Tiểu cầu-golobule là từ không có trong từ điển thiên văn theo như kiến thức của người dịch được biết; từ này do người dịch dùng tạm và có vẻ không chính xác về mặt ngữ nghĩa cũng như phiên dịch.

Thông thường, các từ "tiểu" khi chuyển từ tiếng anh thường đi với từ "minor" (như trong minor planet-một tên gọi khác của tiểu hành tinh) hay đuôi "-let" (như moonlet-mặt trăng nhỏ).

Mặt khác, bản thân từ "golbule" nếu phiên dịch từ tiếng Anh phổ thông sang sẽ có nghĩa là những viên nhỏ hay giọt (như giọt nước), hay ở một số lĩnh vực khác, từ này chỉ đơn giản là "cầu" (như globule rouge-hồng cầu), tuy nhiên, khi dịch là "giọt", "cầu" hay "khối cầu" thì nghe không mạnh và không khác biệt với các định nghĩa khác cho lắm nên mới mạn phép chuyển thành là "tiểu cầu".

Vài lời nói trên để người đọc được rõ.[/JUSTIFY]
Trả lời với trích dẫn