Xem bài viết riêng lẻ
  #3  
Cũ 29-08-2012, 10:14 AM
dongthanhqn dongthanhqn đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 130
Mặc định

Các trạm không gian (space station)



Cho đến nay, đã có tất cả 9 trạm không gian được phóng thành công lên quỹ đạo. Tuy nhiên, vào thời điểm này (tháng 8/2008), chỉ có duy nhất một trạm không gian vẫn đang được vận hành và tiếp tục được xây dựng : Internal Space Station (ISS).

Liên Xô cũ, nay là Liên Bang Nga đang là nước giữ kỷ lục về số lượng trạm không gian được đưa vào sử dụng : 6 trạm Salyut (Chào Mừng), Mir (Hoà Bình) và tham gia vào ISS. Sau đây là danh sách 9 trạm không gian theo thứ tự thời gian:

(Tên trạm, ngày phóng lên không gian, ngày rởi trở lại Trái Đất)

+ Salyut-1, 19/04/1971 - 11/10/1971
+ Skylab, 14/05/1973 - 11/07/1979
+ Salyut-3, 25/06/1974 - 24/01/1975
+ Salyut-4, 26/12/1974 - 03/02/1977
+ Salyut-5, 22/06/1976 - 08/08/1977
+ Salyut-6, 29/09/1977 - 29/07/1982
+ Salyut-7, 19/04/1982 - 07/02/1991
+ Mir, 19/02/1986 - 23/03/2001
+ ISS, 20/11/1988 ? dự kiến sẽ rơi trở lại Trái Đất vào năm 2016


Salyut-1 trên quỹ đạo


Nhìn vào bảng liệt kê các cuộc du hành vũ trụ của con người (1), có thể thấy rằng, giai đoạn 1975 ? 1980 là giai đoạn ?hoàn toàn im lặng? của Hoa Kỳ. Có vẻ như là, người Mỹ đã dốc hết sức cho cuộc chạy đua lên Mặt Trăng. Sau 1 loạt các thành công liên tiếp của chương trình Apollo, họ cần thời gian để ?nhìn lại? và hoàn thành chương trình tàu Con thoi. Chương trình này vốn đã được bắt đầu từ cuối những năm 1960, nhưng có vẻ nó không được ưu tiên bằng chương trình Apollo.

Liên Xô sau các thất bại trong nỗ lực đưa con người lên Mặt Trăng thì đã tập trung vào việc chinh phục khoảng không gian gần Trái Đất. Họ liên tiếp chế tạo và phóng lên không gian các trạm Salyut, đồng thời cải tiến mục đích sử dụng của các tàu Soyuz (chở phi hành đoàn), Progress (tàu không người lái, chở nhu yếu phẩm). Trong thời gian cuối 1970, Liên Xô hoàn toàn thống trị trong việc đưa người lên làm việc tại quỹ đạo thấp (LEO)

Người Mỹ tiếp tục thực hiện việc đưa người lên không gian bằng các tàu Con thoi. Các tàu Con thoi có kích thước lớn hơn rất nhiều so với các tàu Soyuz/Progress, có khả năng chở theo các module chứa thiết bị thí nghiệm. Với đội tàu con thoi, các phi hành đoàn Hoa Kỳ có khả năng làm việc trên không gian tối đa khoảng nửa tháng.

Đến giai đoạn này, có thể thấy rằng Liên Xô và Hoa Kỳ lại tiếp tục cạnh tranh với nhau trong quá trình đưa người lên làm việc tại quỹ đạo thấp. Công cụ họ sử dụng hoàn toàn khác nhau, mỗi bên đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Nếu so sánh, ta có thể so sánh như sau :

(Trạm không gian + Soyuz + Progress) với (Tàu con thoi + Các thiết bị thí nghiệm mang theo)

Năm 1995, tàu con thoi Atlantis đã kết nối thành công với trạm không gian Mir, đánh dấu sự hợp tác trở lại giữa hai cường quốc. Ngày nay, ISS đang được xây dựng và vận hành bởi nhiều quốc gia, một minh chứng thuyết phục cho việc hợp tác quốc tế trong quá trình chinh phục không gian.



Tàu con thoi Atlantis kết nối với trạm Mir (ảnh chụp ngày 04/07/1995)


Tài liệu tham khảo
[1]http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_human_spaceflights
http://en.wikipedia.org/wiki/Space_station


Hero_Zeratul
Box Thiên văn học - ttvnol.com
Trả lời với trích dẫn