Xem bài viết riêng lẻ
  #1  
Cũ 29-08-2012, 09:00 AM
dalatbeco dalatbeco đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 103
Mặc định Ngắm sao Thuỷ vào trước lúc bình minh

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

NGẮM SAO THỦY VÀO TRƯỚC LÚC BÌNH MINH

Nếu có một hành tinh bị mang tiếng là không ổn đinh, khó quan sát, thoắt ẩn thoắt hiện thì đó chính là sao Thủy. Đôi khi nguời ta còn gọi hành tinh này là một hành tinh hay lẩn trốn.
Trong cuốn sách ? Hệ Mặt trời và phía sau đó? của nhà viết văn khoa học nổi tiếng Asimov (1920 ? 1992), tác giả đã viết thế này:
? .. thật khó mà xem đựơc khi trời thực sự tối, sao Thủy.. chỉ có thể nhìn được ở gần đường chân trời vào lúc bình minh hoặc chạng vạng tối, trong khi vẫn còn những vầng sáng của Mặt trời lưu lại. Trên thực tế, tôi cho răng rằng ngày nay rất nhiều người không nhìn được sao Thủy so với 1 thế kỷ trước bởi vì đường chân trời bây giờ không phẳng, rõ như xưa, sương khói nhiều hơn và ánh sáng nhân tạo chiếm lĩnh khắp nơi?.


Tuy nhiên trong vòng 3 tuần tới, chúng ta sẽ có cơ hội tuyệt vời để ngắm được hành tinh khó tính này và buổi sáng sớm. Sao Thủy đựơc gọi là một hành tinh bên trong bởi vì quỹ đạo của nó gần Mặt trời hơn so với Trái đất. Bởi vậy sao Thủy nhìn từ Trái đất luôn có cùng hướng vói Mặt trời.

Trong truyền thuyết La mã cổ, sao Thuỷ được coi là người liên lạc nhanh nhẹn của các vị thần. Hành tinh này có được danh hiệu như vậy cũng bởi vì đó là hành tinh gần nhất Mặt trời và cũng là hành tinh quay nhanh nhất trong gia đình tám hành tinh. Sao Thủy chỉ mất 88 ngày để quay 1 vòng xung quanh Mặt trời và 59 ngày để tự quay quanh trục, bởi vậy mọi chỗ trên bề mặt sao Thuỷ luôn phải chịu đựng những chu kỳ cực nóng và những chu kỳ cực lạnh luân phiên. Mặc dầu chỉ cách Mặt trời có 36 triệu dặm, sao Thuỷ luôn phải chịu đựng sự thay đổi nhiệt độ lớn nhất : gần 900 oF (482o C) ở nửa ban ngày và ? 300 oF (-184 oC) ở nửa ban đêm.

Trong thời kỳ trước Công lịch, hành tinh này thực sự có 2 cái tên bởi vì lúc đó người ta chưa nhận ra 1 hành tinh có thể xuất hiện cả ở hai phía của Mặt trời. Vào thời đó, sao Thủy vẫn được gọi là sao Thuỷ khi hành tinh này xuất hiện vào buổi chập tối, còn vào buổi sáng sớm, sao Thuỷ khi đó được gọi là Apollo. Người ta cho rằng vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, nhà khoa học, triết học cổ đại Pytago đã chỉ ra rằng Mercury và Apollo chỉ là một.

Khi hoàng hôn, lúc bình minh

Sao Thuỷ có một quỹ đạo xung quanh Mặt trời lệch tâm nhất trong các hành tinh của hệ Mặt trời, loại trừ Pluto. Tại điểm xa nhất với Mặt trời, hay còn gọi là điểm viễn nhật (aphelion), sao Thuỷ cách Mặt trời là 43 triệu dặm (69,2 triệu km). Thế nhưng tại điểm gần nhất, điểm cận nhật (perihelion), khoảng cách tới Mặt trời chỉ là 29 triệu dặm (46,7 triệu km). Bởi vậy vận tốc góc trong chuyển động của hành tinh này lớn hơn khá nhiều tại điểm cận nhật. Kể cũng thú vị là sao Thủy tự quay quanh trục 3 vòng trong thời gian nó quay xung quanh Mặt trời được 2 vòng. Nhưng tại điểm cận nhật (17/10 vừa qua) tốc độ góc của chuyển động quỹ đạo đã vượt quá tốc độ góc của chuyển động tự quay. Kết quả là nếu ta ngắm Mặt trời từ trên sao Thủy, ta sẽ có được một cảnh tượng hết sức đặc biệt trong số các hành tinh của hệ Mặt trời. Trong thời gian tám ngày (4 ngày trước điểm cận nhật và 4 ngày sau đó ? ngày Trái đất), Mặt trời sẽ mọc ở hướng đông, quay trở lại, rồi lặn ở hướng ... đông, rồi sau đó mới lại mọc ở hướng đông và lặn ở hướng tây như bình thường.

Giả sử một nhà du hành vũ trụ có mặt trên sao Thuỷ vào thời gian đó, anh ta sẽ thấy bình minh và hoàng hôn đều xuất hiện ở một hướng.

Vào tháng 10 này, Mercury luôn mọc trước Mặt trời và bạn có thể dễ dàng ngắm được hành tinh này không khó khăn gì. Thời gian này diễn ra cho tới ngày 5/11/08. Tất cả những việc bạn phải làm là nhìn về hướng Mặt trời mọc trước khi Mặt trời mọc thực sự khoảng 30-45 phút và tìm ra môt ?ngôi sao? mầu vàng cam.

Sao Thuỷ vào buổi sớm.
Vào ngày 22/10 tới đây, sao Thuỷ sẽ ở vị trí xa Mặt trời nhất (nhìn từ Trái đất), với độ ly giác là khoảng 18 độ. Cũng giống như sao Kim, sao Thuỷ cũng có các pha giống như Mặt trăng. Ngay sau khi thoát khỏi điểm giao hội trong với Mặt trời hôm 6/10, sao Thuỷ trông như một lưỡi liềm mỏng. Hiện tại phần lưỡi liềm của sao Thuỷ đã đầy lên, chiếm khoảng 1/3 toần đĩa tròn và phần đựơc chiếu sáng này càng ngày càng đầy lên, do vậy độ sáng của sao Thuỷ cũng tăng đều đặn trong vài tuần tới do đó việc tìm kiếm hành tinh này cũng dễ dàng hơn.

Tụ họp cùng với Mặt trăng và một ngôi sao thực thụ

Để dễ dàng định vị sao Thuỷ, chúng ta có thể dựa vào Mặt trăng lưỡi liềm. Vào sáng sớm hôm 26/10, khoảng 1 giờ trước khi Mặt trời mọc, bạn sẽ thấy Mặt trăng treo thấp ở phía trời đông-đông nam (với những nơi có vĩ độ thấp, chúng ta chỉ cần nhìn về hướng đông) và liền đó là sao Thủy, nằm ở phía dưới và hơi lệch về bên trái của Mặt trăng lưỡi liềm.
Vào ngày hôm sau (Oct.27), Măt trăng khi đó chỉ còn là một hình lưỡi liềm rất mỏng (vì khi đó đã là ngày 28 âm lịch) và sao Thuỷ lại nằm ở phía trên Mặt trăng, vẫn phía bên phải..
Vào các buổi sáng 30 , 31 tháng 10, sao Thủy nằm ở phía trên và lệch về bên trái một ngôi sao thực thụ, đó là Spica, một ngôi sao sáng của chòm sao Virgo (Xử nữ)

Chúng ta còn có thể xemđược hành tinh thoắt ẩn thoắt hiện này cho tới ngày 5/11, tuy nhiên lúc đó Mercury đã rất gần Mặt trời (nhìn từ Trái đất). Vào lúc đó, độ sáng của sao Thuỷ đạt -0,9 trên thang độ sáng biểu kiến. Nó còn sáng hơn Canopus và chỉ chịu thua độ sáng của sao Thiên lang, một ngôi sao thực thụ sáng nhất trên bầu trời đêm. Tuy nhiên mặc dầu có độ sáng như vậy, nhưng liền sau đó, đo sao Thuỷ quá gần Mặt trời nên chúng ta không thể chiêm ngưỡng được và phải chờ tới kỳ sau vào lúc hoàng hôn.

Theo Space.com


Vị trí các hành tinh bên trong, tính từ sao Hỏa vào ngày 19/10. Chú ý rằng sao Kim
đang ở phía bên kia của Mặt trời so với sao Thuỷ, bởi vậy chúng ta chỉ nhìn đựơc
hành tinh này vào lúc hoàng hôn

thohry
Trả lời với trích dẫn