Xem bài viết riêng lẻ
  #2  
Cũ 29-08-2012, 08:58 AM
hlco hlco đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 99
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Tại sao dự đoán trước được mưa sao băng

Do nắm được quy luật và quỹ đạo chuyển động của Trái Đất hằng năm cũng như quỹ đạo của các sao chổi, tiểu hành tinh và đám bụi thiên thạch... nên có thể dự đoán trước được thời gian xảy ra các trận mưa sao băng.Các trận mưa sao băng đều xảy ra theo chu kỳ hằng năm.Ví dụ: tháng 10 có thể xem được trận mưa sao băng Orionids, tháng 12 có thể xem được trận mưa sao băng Geminids, vào tháng 11 thì có mưa sao băng Leonids,...



Tên gọi mưa sao băng



Thường thì mưa sao băng xuất hiện ở chòm sao nào thì lấy tên của chòm sao đó.Ví dụ mưa sao băng chòm Orion, mưa sao băng chòm Leo (Sư Tử)..., mưa sao băng Geminids từ chòm sao Gemini ( còn gọi là Song Tử trong chiêm tinh học),..nhưng cũng có những trường hợp khác như mưa sao băng Quadrantids xuất hiện ở chòm Bootes (do vẫn giữ tên gọi như khi ở chòm sao cổ Quadrans Muralis .
Ngoài ra còn có các trận mưa sao băng mà các sao băng xuất hiện ở khu vực xung quanh một ngôi sao của một chòm sao thì tên của mưa sao băng đó có cấu trúc:
chữ cái Latin biểu thị độ sáng + tên mưa sao băng chòm sao đó

ví dụ:
α-Capricornids ...
Mật độ sao băng
Là con số thống kê trung bình số sao băng trong 1 giờ hay 1 phút.
ZHR: số sao băng trung bình trong 1 giờ
ZHRs: số sao băng trung bình trong 1 giây
Thông thường hay dùng đơn vị ZHR (Zenithal Hourly Rate)
Tại sao dự đoán được mật độ sao băng?
Đó là nhờ vào các quan sát từ nhiều năm và việc tính toán mật độ các đám bụi thiên thạch. Những con số này cũng mang tính chất tương đối . Ngoài ra , không phải trận mưa sao băng nào cũng dự đoán trước được mật độ.Đó là một hằng số (Var).
Có trận mưa sao băng nào đáng chú ý nhất
Đó chính là trận mưa sao băng chòm Sư Tử ( Leonids).Nhưng không phải là năm nào nó cũng là trận mưa sao băng đáng chú ý nhất.Nguyên nhân gây ra trận mưa sao băng này là sao chổi 55P/Tuttle-Temple. Trên quỹ đạo của sao chổi này có một đám bụi thiên thạch rất lớn chuyển động.Khi Trái Đất đi vào vùng bụi thiên thạch này sẽ xảy ra mưa sao băng Leonids với mật độ sao băng lên tới cả trăm ngàn sao mỗi 1 phút từ chòm sao Sư Tử (Leo).Thật xứng đáng với tên gọi " mưa".Nhưng đám bụi này đang chuyển động, và Trái Đất cũng đang chuyển động, các kết quả tính toán cho biết cứ 33 năm thì xảy ra 1 trận mưa sao băng như thế.Ví dụ như các năm 1833, 1866, ...,1998-2002,...tiếp theo sẽ là khoảng năm 2031-2032.



hunter
nguồn :
thienvanvietnam.org/forum

* Bài gửi của giaomua tại diễn đàn cũ PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn