Xem bài viết riêng lẻ
  #8  
Cũ 28-08-2012, 09:10 AM
myduco myduco đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 97
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Vì một vài lý do (mây nhiều không có gì để ngắm, học thi, mạng cùi, lười biếng...) mà mục này bị bỏ bê cho đến tận hôm nay, xin hứa là không bỏ rơi "em nó" nữa.

Thứ 7, 19 Tháng 4

Ngày này năm 1971, trạm không gian đầu tiên của thế giới được phóng—tàu của Salyut 1(Hình 4.40) của Liên Xô. Sáu tuần sau, Soyuz 11 và phi hành đoàn của nó cập bến trạm không gian, nhưng lỗi kỹ thuật xảy ra đã không cho họ vào trong. Cả phi hành đoàn được gọi hủy nhiệm vụ, nhưng thật không may tất cả đều mất trong khi khoang quay lại của họ bị tách khỏi tàu vũ trụ gây ra mất áp suất. Mặc dù định mệnh này tạo ra bóng đen lên Salyut 1, nhiệm vụ vẫn tiếp tục và mang lại thành công cho đến đầu những năm 1980 và nó tạo ra tiền đền cho Mir.

Nó lớn. Nó sáng. Và gần tròn (Hình 4.41). Còn có gì khác ngoài Mặt Trăng? Khi ánh sáng gần như áp đảo trong các kính viễn vọng, hãy thử chuyển sang ống nhòm và xem thử có bao nhiêu chi tiết bề mặt mà giờ đây là những chấm sáng bạn có thể nhớ được. Bạn có nhận ra Proclus ở rìa Biển Crisium? Còn Furnerius nằm ở quầng phía tây bắc thì sao? Hãy nhìn xem mọi thứ sẽ thay đổi như thế nào khi thay đổi cường độ phản chiếu ánh sáng Mặt Trời!


Hình 4.40:Salyut 1 (Credit—NASA).

Bất chấp ánh sáng, bạn có thể để ý thấy Spica trắng xanh nằm rất gần Mặt Trăng tối nay (Hình 4.42). Hãy bỏ thời gian ra để nhìn vào ngôi sao heli tuyệt vời này, nó có ánh sáng mạnh gấp 2300 lần Mặt Trời thắp sáng Mặt Trăng đêm nay. Cách chúng ta gần 275 năm ánh sáng, Alpha Virginis là một sao nhị phân được phát hiện bằng quang phổ. Ngôi sao thứ hai bằng khoảng nửa kích thước ngôi sao thứ nhất và chu kỳ quay khoảng 4 ngày với bán kính quỹ đạo từ tâm hai ngôi sao là 18 nghìn kilomet… Khoảng cách đó nhỏ hơn một phần ba khoảng cách từ Sao Thủy đến Mặt Trời! hai ngôi sao này có thể sượt qua nhau trong hiện tượng thiên thực. Chưa hết, Spica đồng thời là một sao pulsar thay đổi độ sáng và khoảng cách gần của đôi sao này tạo điều kiện cho chúng ta quan sát được—ngay cả khi không có kính viễn vọng!


Hình 4.41:Mặt Trăng gần tròn (Credit—Roger Warner).

Hình 4.42:Spica (Credit—Palomar Observatory, courtesy of Caltech).



* Bài gữi của duyb7 tại diễn đàn cu PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn