Chủ đề: Chế tạo vệ tinh
Xem bài viết riêng lẻ
  #1  
Cũ 28-08-2012, 09:02 AM
safashion safashion đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 100
Mặc định Chế tạo vệ tinh

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Hiện giờ theo tớ biết thì một nhóm thành viên diễn đàn Vietastro đang có dự án chế tạo vệ tinh nano có kích thước 10x10x30 cm, nặng 3 kg và họ đã thực hiện dự án này rồi.Tớ rất muốn biết rõ cấu tạo vệ tinh này và muốn chúc các bạn ấy thành công.Hình như là các bạn bên HAAC cũng rất muốn học tập việc này để chế tạo ra 1 cái.Thế nên tớ muốn mời các bạn khác trong diễn đàn và câu lạc bộ thích CNVT tham gia vào dự án chế tạo vệ tinh.
Phân loại vệ tinh:Vệ tinh Pico(Picosatellite)nặng 0,1 đến 1kg
Vệ tinh Nano(Nanosatellite) nặng 1 đến 10kg
Vệ tinh Micro(Microsatellite) nặng 10 đến 100 kg
Vệ tinh Mini(Minisatellite) nặng 100 đến 500 kg.
Vệ tinh nano và pico thường được chế tạo ở các trường đại học để phục vụ cho giảng dạy,ngiên cứu là bước đầu tiếp cận với CNVT.Khi phóng sẽ được tập trung với số lượng lớn trong 1 tên lửa đẩy nên chi phí phóng sẽ rẻ hơn nhiều.Loại mà chúng ta sẽ chế tạo là vệ tinh Micro.
Vệ tinh mà chúng ta sẽ dự định chế tạo sẽ có kích thước 30x30x30cm, nặng 27 kg.Tớ muốn đặt tên vệ tinh này là WALL-E Sat-1.Tớ muốn đặt cái tên này là vì tớ thích bộ phim ''WALL-E Rôbốt biết yêu''.Vệ tinh này sẽ được trang bị một số cái cảm biến bên ngoài để xác định vị trí với TĐ và trong không gian.Vệ tinh sẽ được trang bị một số camera có độ phân giải cao để chụp ảnh cũng như các loại sensor để thu thập các dữ liệu trên quỹ đạo LEO (Low Earth Orbits) cách mặt đất 800 km.Nó sẽ được trang bị bộ thu phát sóng vô tuyến cỡ nhỏ và 1 ăng ten parabol đuờng kính 20cm để liên lạc.Yêu cầu tối thiểu về vệ tinh này sau khi được phân tách khỏi tên lửa đẩy:
_Tồn tại được ít nhất 1 năm trên quỹ đạo dự kiến bằng việc phát tín hiệu beacon chứa callsign của vệ tinh và các thông tin cơ bản quan trọng nhất của vệ tinh( gồm nhiệt độ, mức điện áp của các bộ phận quan trọng, tình trạng kĩ thuật,..). sẽ có 2 tấm pin MT.
_Phải chụp được những bức ảnh có độ phân giải thấp(640x480) và nếu có thể là trung bình của VN từ vũ trụ và gửi về trạm mặt đất.
_Tốc độ truyền dữ liệu khoảng 9600 đến 10000bps(bit/s).
Những nhiệm vụ của vệ tinh này sẽ là:
_Có thể diều khiển vệ tinh này chụp hình mọi nơi tên Trái Đất.Có thể chụp được hình Mặt Trăng và các sao(Cần có thuật toán tự động nhận dạng).
Phải xác định được rõ vị trí và tọa độ của vệ tinh.
_Có thể thay đổi các tham số kĩ thuật của êệ tinh và khả năng upload phần mềm điều khiển mới vệ tinh sau khi phóng.
Thử ngiệm tính năng data relay của vệ tinh,tức là dùng vệ tinh trung chuyển dữ liệu(Ví dụ SMS) giữa vệ tinh và trạm mặt đất.
_Dùng năng lượng Mặt Trời để thay đổi quỹ đạo bay của vệ tinh nhờ vào lực tương tác giữa dòng điện.
_Mỗi tuần 1 lần,điều khiển vệ tinh phát sóng bài''Tiến quân ca'' theo chế độ FM khi nó bay qua VN.
_Có thể chụp được ảnh vào ban đêm.Điều này hơi khó.
_Điều khiển khả năng định hướng bằng hộp phụt khí nén.
_Cho phép mọi người gửi 1 tập tin miễn phí lên vũ trụ.Có thể mở 1 trang web cho mọi người đăng kí.
Chúng ta sẽ dùng băng tần KU do Cục Tần số đăng kí.
Không nhất thiết phải học về CNVT.Chỉ cần các bạn có hiểu biết về ngành này là được.
Yêu cầu chỉ cần những bạn nào giỏi về CNTT,cơ khí, điện tử là được.Ưu tiên các bạn nữ và những bạn đã tham dự Robocon.
Tớ sẽ liên hệ với viện CNVT và Công ti FPT để nhờ họ trợ giúp mọi mặt.
Tất cả sẽ đến nhà tớ ở 533 Thụy Khuê,Tây Hồ,Hà Nội.ĐT là 0988255792.

Cấu tạo vệ tinh gồm:Vỏ làm bằng nhôm, module năng lượng module truyền thông,camera chụp ảnh,module điều khiển tư thế bay,pin MT,một số thiết bị khác .Công nghệ chụp ảnh sẽ là loại hiện đại nhất.Còn việc thiết kế và xây dựng trạm điều khiển mặt đất nữa.)@};-
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI