Chúng ta sẽ đi sâu để tìm hiều về
Tên lửa nghiên cứu khoa học hay tên lửa vũ trụ để du hành vũ trụ (còn gọi là tên lửa mang, tên lửa đẩy hay tên lửa chuyển tải)
Tên lửa hay sử dụng ở đây đó là loại
tên lửa đạn đạo ( Tiếng Anh: ballistic missile) còn gọi là tên lửa đường đạn là loại tên lửa có phần lớn quỹ đạo sau khi phóng tuân theo các nguyên tắc của đường đạn học. phần quỹ đạo của tên lửa trong giai đoạn này thực chất là theo chế độ bay không điều khiển theo phương trình vật chuyển động tự do trong trường trọng lực. Để đi được xa thường tên lửa được phóng lên rất cao, quỹ đạo vượt ra khỏi tầng khí quyển đậm đặc của Trái Đất và thâm nhập khoảng không vũ trụ. Điểm đặc trưng của tên lửa đạn đạo là được phóng theo phương thẳng đứng.
Tên lửa đạn đạo bao gồm nhiều loại tên lửa trong đó có tên lửa vũ trụ là các tên lửa mang hay tên lửa đẩy dùng để đưa tàu vũ trụ và các vệ tinh nhân tạo vào quỹ đạo quanh Trái Đất và các loại tên lửa đạn đạo dùng trong quân sự.
Trong số các loại tên lửa đạn đạo chỉ có tên lửa vũ trụ có vận tốc lớn nhất và đạt được vận tốc vũ trụ cấp 1 (khoảng 7,9 km/giây tại cao độ 0), quỹ đạo của nó trở thành quỹ đạo của vệ tinh nhân tạo bay xung quanh Trái Đất theo các đường ellipse với độ cao giảm rất chậm sau mỗi vòng quay.
Tất cả các loại tên lửa đạn đạo khác không phát triển được vận tốc vũ trụ cấp một nên chuyển động của chúng là chuyển động "dưới quỹ đạo" (tiếng Anh: sub-orbital) là khi quỹ đạo của tên lửa không có khả năng thực hiện được một vòng quay xung quanh Trái Đất.
Quỹ đạo của tên lửa đạn đạo được đặc trưng bởi ba giai đoạn:
1. Giai đoạn phóng:
Tên lửa được phóng lên theo chiều thẳng đứng vượt qua tầng khí quyển đậm đặc giai đoạn này kéo dài khoảng 3-4 phút tên lửa sẽ đi vào khoảng không vũ trụ tên lửa tầm càng xa thì độ cao càng lớn và vận tốc tối đa càng cần phải gần đến vận tốc vũ trụ cấp 1 (đối với loại tên lửa liên lục địa vận tốc đạt đến 7 km/giây). Giai đoạn này tên lửa đã tiêu tốn một đến hai tầng phóng tên lửa với hầu hết nhiên liệu động cơ tên lửa.
2. Giai đoạn giữa::
Khi đã ở trên khoảng không vũ trụ tên lửa dần dần xoay hướng để chuyển động ngang. Tại độ cao này không còn lực cản của khí quyển, không cần lực đẩy của động cơ tên lửa gần như bay theo quy luật của vật bị ném lên trong trường trọng lực theo một quỹ đạo là một phần ellipse và đạt điểm cao nhất tại thời điểm giữa của giai đoạn này (tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể đạt đến độ cao 1.200 km). Sau khi đạt độ cao tối đa các phần thiết bị như các vệ tinh hay các tàu thăm dò sẽ được phóng ra phần còn lại của tên lửa hết tác dụng.
Tên lửa vũ trụ là loại tên lửa đạn đạo để đưa các tàu vũ trụ hoặc vệ tinh nhân tạo vào quỹ đạo quanh Trái Đất hoặc tiến hành du hành vũ trụ đến các hành tinh trong phạm vi Hệ Mặt Trời hoặc thoát khỏi Hệ Mặt Trời.
Để trở thành vệ tinh nhân tạo của Trái Đất (đưa tàu vũ trụ hoặc vệ tinh vào quỹ đạo vòng quanh Trái Đất), tên lửa vũ trụ phải phát triển được vận tốc lớn hơn hoặc bằng vận tốc vũ trụ thứ nhất (7,9 km/giây tại độ cao 0).
Để thoát hẳn khỏi sức hút của Trái Đất để đi đến các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời, tên lửa vũ trụ phải phát triển được vận tốc vũ trụ thứ hai (11,19 km/giây tại độ cao 0).
Để bay thoát khỏi Hệ Mặt Trời, tên lửa vũ trụ cần phải có vận tốc vũ trụ thứ ba (16,7 km/giây).
Ví dụ: tên lửa Saturn V đưa các phi thuyền Apollo lên Mặt Trăng.
Đây là loại tên lửa rất hiệu quả vì nó đã kết hợp được nguyên lý tên lửa lõi để tận dụng tối đa được nhiên liệu và sức đây để hoàn thành nhiệm vụ. Và sau này nó đã được cải tiến để đưa tàu tham dò Orion lên Hỏa Tinh:
theo: thuviencongdong.org