Xem bài viết riêng lẻ
  #3  
Cũ 27-08-2012, 09:49 AM
tandaiphat tandaiphat đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 100
Mặc định

Đó là các cách hiện đại, tiên tiến, yêu cầu độ chính xác cao. Nếu chỉ đo "thủ công" thì không cần thiết phải làm như thế mà độ chính xác cũng khá cao. Có một số cách như sau:
Ta dùng thước đo độ cao của sao đo độ cao sao bắc đẩu lần lượt tại Hà Nội và TP HCM sao cho các vị trí đo cùng nằm trên một kinh tuyến (Hoặc tại Đà Nẵng và TP HCM chẳng hạn ). Sự chênh lệch giữa hai độ cao này chính là độ chênh lệch vĩ độ. Biết khoảng cách d giữa 2 địa điểm này ------> chu vi Trái đất = d*360 độ/(độ chênh lệch vĩ độ). Từ đó suy ra bán kính Trái đất là R = chu vi/(2*pi).

Ta biết rằng, độ cao của sao kim không vượt quá 46 độ. Độ cao cực đại này xảy ra khi đường nối Trái đất-Sao kim là tiếp tuyến của quỹ đạo sao kim. Từ đó suy ra được khoảng cách Sao kim-Mặt trời (Hình vẽ)


Muốn đo khoảng cách Trái Đất-Sao kim vào thời điểm nào đó, chỉ cần đo độ cao của sao Hôm (sao Mai) ngay lúc mặt trời ở ngay trên đường chân trời rồi áp dụng định lý hàm số cosin. d(E-V)^2 = RE^2+RV^2-2*RE*RV*cos(độ cao), với: d(E-V): khoảng cách Trái đất, RE: bán kính quỹ đạo Trái đất, RV: bán kính quỹ đạo sao kim.

Mình chỉ xin góp vui hai phương pháp đó thôi. Các bạn cùng thảo luận tiếp nhé .
Trả lời với trích dẫn