Xem bài viết riêng lẻ
  #4  
Cũ 27-08-2012, 09:44 AM
eubia eubia đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 106
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Thế thì nhóc làm mấy bài trong "Một số bài toán vật lý về thiên văn" của anh đi Hihi may quá, cuối cùng thì cũng có người chịu vào đây reply bài của mình
Thui, cho nhóc bài nè (bài này dành riêng cho Nhox Bin nha )
Dùng một thấu kính hội tụ tiêu cự f để tạo ảnh của Mặt trời trên một màn ảnh M. Tính đường kính d của Mặt trời nếu biết góc trông (đường kính góc) của Mặt trời nhìn từ Trái đất xấp xỉ 0 độ 30 phút góc (đặt là alpha). Áp dụng với f= 50cm = 500mm. Tính kết quả ra mm.
Còn đây là một số bài toán cơ bản dành cho tất cả các bạn:
1) Vệ tinh địa tĩnh được sử dụng rộng rãi trong thông tin liên lạc. Trông từ một điểm trên Trái đất, nó dường như đứng yên trên bầu trời. Tính độ cao của vệ tinh này.
2) Năng lượng toàn phần E trong chuyển động của một thiên thể được định nghĩa bằng tổng đại số của thế năng hấp dẫn (quy ước thế năng ở vô cùng bằng 0) và động năng của chính nó. CMR năng lượng của một vệ tinh chuyển động theo quỹ đạo ellip quanh Trái đất là -GMm/a, với: G là hằng số hấp dẫn, M là khối lượng Trái đất, m:khối lượng vệ tinh, a: bán trục lớn của quỹ ellip.
3) Hãy ước tính nhiệt độ bề mặt của Sao Thuỷ bằng cách sử dụng định luật Boltzmann-Stéfan. Coi rằng Mặt trời, Thuỷ tinh đều là các vật đen tuyệt đối. Các số liệu thiên văn cần thiết lấy từ các bảng.

**Bổ sung kiến thức:
1) Với quy ước thế năng hấp dẫn (từ nay gọi tắt là thế năng) tại vô cùng bằng không, thế năng của hai thiên thể khối lượng M,m; cách nhau 1 khoảng r được tính bằng công thức: U(r) = - GMm/r.
2)Động năng của một vật cổ điển (phi tương đối tính) có khối lượng m, chuyển động với vận tốc v được tính bằng công thức: K = (1/2)*m*v^2.
Zarya rất mong sự ủng hộ và quan tâm của các bạn .
Trả lời với trích dẫn