Xem bài viết riêng lẻ
  #8  
Cũ 27-08-2012, 09:43 AM
lobimex lobimex đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 105
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Hì, mình có thể đưa ví dụ để giải thích, còn nếu dùng lý thuyết để chứng minh thì mệt lắm, lại chưa chắc có ai thèm đọc nữa.

Bạn đang đứng trên mặt đất, bạn muốn nhảy lên trên không, bạn sẽ dùng chân đạp vào đất, đất sinh ra 1 phản lực đẩy bạn lên, ok? Khi bạn đã ở trên không, nếu bạn muốn bay lên cao nữa thì làm cách nào? dùng chân đẩy vào không khỉ? Không được! Trường hợp này giống hoàn toàn với chuyện chiếc máy bay bay được trong bầu khí quyển và không bay được khi đã ra khỏi bầu khí quyển.

Một ví dụ về trường hợp chuyển động bên ngoài bầu khí quyển: chắc khi các bạn học vật lý đại cương có gặp bài toán: một phi hành gia đang đi bộ ngoài không gian thì dây nối (giữa anh ta và trạm không gian) bị đứt, anh ta liền ném một vật về hướng ngược phía với trạm để trở về trạm của mình(khi này anh ta sẽ chuyển động ngược hướng với vật bị ném, tức là bay về trạm). Chuyển động bên ngoài không gian của tàu vũ trụ thực hiện dựa vào sự bảo toàn động lượng và diễn ra tuơng tự như vậy.

Trên đây là giải thích về việc máy bay không bay được ra ngoài không gian.
---------------------
Còn dưới đây là giải thích rõ hơn 1 chút về câu hỏi của bạn congchua (không dùng phản ứng hạt nhân để đẩy tên lửa).

Nếu muốn tên lửa bay lên trên thì tất nhiên phải có những phần khối lượng thuộc tên lửa chuyển động theo hướng ngược xuống dưới(theo công thức của Tsiolkovsky độ tăng vận tốc tên lửa sẽ tỉ lệ với ln(m/m') với m là khối lượng ban đầu của tên lửa, m' là khối lượng còn lại của tên lửa sau 1 lần phụt khí). Giả sử dùng phản ứng hạt nhân, sau khi phản ứng xảy ra, phần khối lượng m và m' gần như nhau (do khối lượng của chất phóng xạ rất nhỏ), vì vậy mà delta V gần như bằng 0, tên lửa giữ nguyên vận tốc! Hơn nữa việc làm này rõ ràng rất ảnh hưởng đến môi trường nữa.
Trả lời với trích dẫn