Chợ thông tin Thiên văn Việt Nam

Chợ thông tin Thiên văn Việt Nam (http://thienvan.sangnhuong.com/index.php)
-   Thiên văn vật lý (http://thienvan.sangnhuong.com/forumdisplay.php?f=51)
-   -   Tại sao người ta ko dùng phản ứng hạt nhân cho tên lửa đẩy? (http://thienvan.sangnhuong.com/showthread.php?t=1828)

hungbaoco 27-08-2012 09:43 AM

Tại sao người ta ko dùng phản ứng hạt nhân cho tên lửa đẩy?
 
Một lượng rất nhỏ các chất phóng xạ tham gia phản ứng tổng hợp hạt nhân sản sinh ra năng lượng rất lớn. Vậy tại sao chúng ta ko sử dụng chúng để phóng các tên lửa thay vì phải dùng một lượng lớn nhiên liệu như hiện nay ? Có ai giải thích dùm mình đc ko?

aumy.wood 27-08-2012 09:43 AM

Dùng phản ứng hạt nhân trong các ứng dụng động học mình chỉ biết là dùng trong tàu ngầm hạt nhân và tàu sân bay thôi. Mình cũng từng nghĩ là tại sao ko sử dụng động cơ nguyên tử trên máy bay???

Mình đoán chắc là do vấn đề khả năng công nghệ và sự an toàn khi sử dụng trong những trường hợp khác nhau chăng??? ^^

Cảm ơn bạn đã hỏi 1 câu rất thú vị:D

tqcovtau 27-08-2012 09:43 AM

Bạn có biết vì sao không thể dùng máy bay để bay lên Mặt Trăng không? Câu hỏi này và câu của bạn có thể trả lời gần giống nhau: Trong môi trường vật chất mới sử dụng động cơ để bay, chạy... được (có thể hiểu là sử dụng mội trường vật chất làm ''điểm tựa" để chuyển động); đối với việc du hành vũ trụ, khi đi ra môi trường có mật độ vật chất rất thấp, các "điểm tựa" này quá yếu nên người ta ứng dụng lý thuyết về chuyển động bằng phản lực của Xiôncôpxki để thực hiện chuyển động: phóng khí ra sau và tên lứa thì tiến về phía trước, không dùng các "điểm tựa" như các trường hợp ở trên.

Thật ra thì người ta vẫn dùng năng lượng hạt nhân nhưng không phải để đẩy tên lửa mà để duy trì và điều khiển hoạt động của máy móc bên trong.

thanhlongcoltd 27-08-2012 09:43 AM

Phản lực của máy bay khác nhau thế nào với phản lực của tên lửa. Bạn có thể nói rõ hơn không?



Bạn có thể đưa ra bằng chứng cụ thể không?

tamexim 27-08-2012 09:43 AM

Ha, hay thiệt, câu ni hồi xưa mình cũng thắc mắc đây. Giờ đọc bài reply của kamejoko vấn ko hiểu lắm. Anh có thể nói rạ hơn đc ko a. ?

kaiser 27-08-2012 09:43 AM

Máy bay dùng cánh để bay, có nghĩa là áp suất không khí khi máy bay di chuyển với vận tốc nhất định sẽ nâng máy bay lên. Động cơ máy bay dùng quạt gió để đẩy cho máy bay tiến về phía trước. Còn trong không gian với môi trường chân không thì không có điểm tựa để tàu vũ trụ tăng tốc.

Người ta không dùng các chất phóng xạ có thể một phần do chưa kiểm soát được ô nhiễm phóng xạ chăng?

bsff20 27-08-2012 09:43 AM

Tại sao người ta làm trong tàu ngầm đc mà ở tên lửa lại ko đc?

lobimex 27-08-2012 09:43 AM

Hì, mình có thể đưa ví dụ để giải thích, còn nếu dùng lý thuyết để chứng minh thì mệt lắm, lại chưa chắc có ai thèm đọc nữa.

Bạn đang đứng trên mặt đất, bạn muốn nhảy lên trên không, bạn sẽ dùng chân đạp vào đất, đất sinh ra 1 phản lực đẩy bạn lên, ok? Khi bạn đã ở trên không, nếu bạn muốn bay lên cao nữa thì làm cách nào? dùng chân đẩy vào không khỉ? Không được! Trường hợp này giống hoàn toàn với chuyện chiếc máy bay bay được trong bầu khí quyển và không bay được khi đã ra khỏi bầu khí quyển.

Một ví dụ về trường hợp chuyển động bên ngoài bầu khí quyển: chắc khi các bạn học vật lý đại cương có gặp bài toán: một phi hành gia đang đi bộ ngoài không gian thì dây nối (giữa anh ta và trạm không gian) bị đứt, anh ta liền ném một vật về hướng ngược phía với trạm để trở về trạm của mình(khi này anh ta sẽ chuyển động ngược hướng với vật bị ném, tức là bay về trạm). Chuyển động bên ngoài không gian của tàu vũ trụ thực hiện dựa vào sự bảo toàn động lượng và diễn ra tuơng tự như vậy.

Trên đây là giải thích về việc máy bay không bay được ra ngoài không gian.
---------------------
Còn dưới đây là giải thích rõ hơn 1 chút về câu hỏi của bạn congchua (không dùng phản ứng hạt nhân để đẩy tên lửa).

Nếu muốn tên lửa bay lên trên thì tất nhiên phải có những phần khối lượng thuộc tên lửa chuyển động theo hướng ngược xuống dưới(theo công thức của Tsiolkovsky độ tăng vận tốc tên lửa sẽ tỉ lệ với ln(m/m') với m là khối lượng ban đầu của tên lửa, m' là khối lượng còn lại của tên lửa sau 1 lần phụt khí). Giả sử dùng phản ứng hạt nhân, sau khi phản ứng xảy ra, phần khối lượng m và m' gần như nhau (do khối lượng của chất phóng xạ rất nhỏ), vì vậy mà delta V gần như bằng 0, tên lửa giữ nguyên vận tốc! Hơn nữa việc làm này rõ ràng rất ảnh hưởng đến môi trường nữa.

forimex_sbc 27-08-2012 09:43 AM

hay thiệt, cái này là kiến thức lớp....10 thì phải ^^, đây là định luật bảo toàn động lượng thôi mà? (hình như máy bay hay tên lửa gì cũng xài thứ này hết, chẳng qua là tên lửa nó chia thành nhiều tầng để tạo gia tốc cao hơn thôi). Ví dụ: người đứng trên thuyền nhảy lên bờ thì thuyền sẽ bị trôi ngược lại---->tên lửa cần có một khối lượng nào đó phun về phía sau để nó bay về phía trước, và sự lựa chọn đó là khí đốt, còn hạt nhân ư? nó sẽ bay về phía nào khi phân rã? I don't know.

còn bảo đưa ví dụ về việc sử dụng năng lượng hạt nhân cho máy móc tàu vũ trụ thì e không có vì có lẽ chưa có ai xài đâu nhưng quá nửa là sẽ có vì thứ này tạo năng lượng điện tốt hơn là pin mặt trời đơn giản là vì chỉ cần đi đến vành đai tiểu hành tinh thì mấy cục pin đó sẽ vô dụng đối với tàu vũ trụ có người lái vì yêu cầu điện năng quá cao

dongthanhqn 27-08-2012 09:43 AM

Đúng là kiến thức lớp 10 :) nhưng chắc là do lâu quá nên mọi người quên đó :)

Ví dụ thì có đó bạn kepu ạ. Hoạt động bên trong của hai con tàu nổi tiếng Voyager 1 và 2 là nhờ năng lượng hạt nhân đấy. Theo mình biết thì nó sử dụng sự phân rã của các hạt nhân Plutonium để lấy năng lượng; đến trước năm 2020 lượng plutoni còn lại sẽ không tạo ra đủ năng lượng để truyền tín hiệu về Trái Đất như hiện nay nữa.


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 06:19 AM

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.