Chợ thông tin Thiên văn Việt Nam

Chợ thông tin Thiên văn Việt Nam (http://thienvan.sangnhuong.com/index.php)
-   Quan sát thiên văn (http://thienvan.sangnhuong.com/forumdisplay.php?f=53)
-   -   Bầu trời tháng 1/2012 (http://thienvan.sangnhuong.com/showthread.php?t=2220)

hwakyungbc 28-08-2012 09:19 AM

Bầu trời tháng 1/2012
 
Hướng dẫn quan sát các chòm sao, các vật thể xa, các hành tinh và các sự kiện thiên văn đáng chú ý.

Bầu trời trong tháng, các điểm nhấn của bầu trời đêm tháng 1/2012


[video=youtube;lLvPUdE3pTw]http://www.youtube.com/watch?v=lLvPUdE3pTw[/video]

Bầu trời tháng 1
Các hành tinh quan sát ban đêm
Ngay sau khi mặt trời lặn, hãy nhìn lên bên trên chân trời phía Tây. Nơi đó, sao Kim rực rỡ chấm dứt những ngày mùa đông. Qua kính viễn vọng ta có thể thấy các pha giống như Mặt Trăng của sao Kim.
Cao hơn về phía Tây Nam, sao Mộc, ông hoàng của các hành tinh chiếu sáng huy hoàng. Kính viễn vọng cho thấy các dải tối cắt ngang hành tinh này.
Các chòm sao và các vật thể xa
Bầu trời mùa đông đầy ắp những ngôi sao lấp lánh.
Một chòm sao cổ, Ngự Phu được mô tả như một người chăn dê bởi người Hy lạp và La Mã. Chòm Ngự Phu tựa một vòng xuyến những ngôi sao bằng ngọc quý xinh xắn, tô điểm cho bầu trời trên cao.
Capella, ngôi sao sáng thứ sáu trên bầu trời, là một sao đôi. Hai sao này màu vàng như mặt trời của chúng ta, nhưng chúng cách xa hơn 10 lần và sáng hơn từ 50- 80 lần.
Gần chòm Ngự Phu là chòm sao lớn Kim Ngưu. Trong thần thoại Hy Lạp, nhóm các ngôi sao này là hiện thân của thần Dớt trong bộ dạng ngụy trang thành con bò trắng với cái sừng vàng.
Cái đầu hình chữ V của con bò được tạo ra bởi thần Hyades, một chùm sao đẹp, dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường.
Nhóm Thất Nữ nằm gần đầu của con bò. To và sáng, cụm sao này nổi tiếng nhất trên bầu trời và thường được gọi là ‘Bảy chị em’. Với mắt thường chúng ta chỉ thấy 6 hoặc 7 ngôi sao nhưng thực tế nhóm này gồm hơn 250 ngôi sao. Ống nhòm sẽ đưa đến chúng ta những hình ảnh tốt nhất.
Các ngôi sao trong chòm này nóng và trẻ. Một đám bụi bay ngang qua phản chiếu lại ánh sáng màu xanh của chúng.
Các hành tinh quan sát ban ngày
Sao Hỏa mọc lên ở phía Đông lúc gần nửa đêm. Dùng kính viễn vọng sẽ nhận ra những đặc điểm mờ nhạt trên thiên thể màu cam của nó.
Theo sau sao Hỏa trên bầu trời là sao Thổ. Những cái vòng đường bệ của ngôi sao này xuất hiện trong tầm quan sát của một kính viễn vọng nhỏ.
Các sự kiện
Mưa sao băng Quadrantic đạt đỉnh vào các đêm mồng 3 và 4 tháng 1. Những người không ngại thời tiết lạnh có thể quan sát thấy 40 sao băng hoặc nhiều hơn mỗi giờ trên bầu trời đêm.
Theo Hubblesite
nevland - PAC

goldenbee.admin 28-08-2012 09:19 AM

Khá hay, nếu trời trong có thể xem mấy chòm sao tháng 1 được rồi


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 08:09 AM

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.