PDA

View Full Version : Tiến hóa của sự sống có thể phụ thuộc vào chính thiên hà


timber
25-08-2012, 09:52 AM
Tiến hóa của sự sống có thể phụ thuộc vào chính thiên hà

Sự sống văn minh ngoài Trái đất có thể không đến nỗi khó có khả năng xẩy ra theo như ý kiến của nhiều nhà khoa học . Các nhà bác học trong một nghiên cứu mới đây đã đưa ra ý kiến phản kháng lại phái chống lại sự tồn tại sự sống ngoài Trái đất.

Những người theo trường phái nghi ngờ đã đưa ra một ý tưởng còn gọi là "lý luận loài người" mà theo đó nền văn minh ngoài Trái đất phải cực kỳ hiếm bởi vì thời gian để một sự sống thông minh tiến hóa được về mặt trung bình là dài hơn số phần trăm trong tổng thời gian tồn tại của một ngôi sao mà có thể sản sinh ra chính sự sống đó.

Nhưng trong nghiên cứu mới đây, Milan M. Cirkovic và các đồng nghiệp đã tuyên bố rằng họ đã tìm ra một lỗ hổng trong lý luận trên.

"Lý luận loài người" được đưa ra lần đầu tiên bởi nhà vật lý thiên văn Brandon Carter vào năm 1983 tiếp theo sau những nghiên cứu của ông về " Nguồn gốc loài người" vào những năm 70 của thế kỷ trước. Lý luận loài người được xây dựng dựa trên giả thiết rằng hai khung thời gian là chu kỳ của một ngôi sao và thời gian cần thiết để một sự sống hình thành và tiến hóa thông minh, hoàn toàn độc lập nhau. Nếu điều đó đúng, theo như Carter lý luận, sẽ là cực kỳ khó có khả năng xẩy ra 2 sự kiện trên có độ dài thời gian như nhau và xẩy ra cùng một lúc.

Nhưng theo Cirkovic thì kiểu suy nghĩ đó đã lỗi thời. Theo ông, trên thực tế hai khung thời gian trên là không độc lập với nhau mà phải phụ thuộc khăng khít với nhau. Ông nói:"Có nhiều nguyên nhân dẫn tới một thực tế là các hành tinh trong hệ Mặt trời của chúng ta là không độc lập nhau. Chúng ta không thể coi những hành tinh có thể ở được như Trái đất là những hộp kín riêng rẽ. Nếu bạn bỏ đi khái niệm độc lập thì sẽ xuất hiện những nền tảng mới mà bạn có thể thiết lập lên những mô hình sinh học-thiên văn khác nhau".

Cirkovic chỉ ra rằng những cơn bùng phát tia gamma , những vụ nổ supernova lân cận, và những xáo trộn của các sao chổi chính là những nhân tố có thể gây ảnh hưởng lên môi trường sinh học trên một hành tinh. Ví dụ như khi một ngôi sao đi lạc vào một trong những cánh tay của dải Ngân hà dầy đặc những sao, khi đó cả sự phát triển của chính ngôi sao và của các hành tinh bay quanh ngôi sao đó có thẻ sẽ bị ảnh hưởng bởi cường độ bức xạ điện từ cao và các tia vũ trụ do có nhiều ngôi sao được sinh ra trong khu vực và tần suất có các vụ nổ supernova cũng cao hơn.

Tất cả những thực tế trên rõ ràng đã chống lại khái niệm "độc lập" mà Carter đưa ra, theo Cirkovic thì rõ ràng sự sống của một ngôi sao có liên hệ chặt chẽ với sự tiến hoá của sự sống thông minh trên một hành tinh thuộc ngôi sao đó.

http://a52.g.akamaitech.net/f/52/827/1d/www.space.com/images/090813-life-astrobio-02.jpg
Sự tiến hóa của cuộc sống thông minh trên Trái đất có thể không phải là kết quả may mắn ngẫu nhiên của vũ trụ mà là một tương tác qua lại giữa các hành tinh và môi trường vũ trụ xung quanh chúng.. Credit: NASA/Mary Pat Hrybyk-Keith

Trái đất thật may mắn

Trong trường hợp của Trái đất, thật may mắn là hai khung thời gian trên đã được sắp xếp tương đối với nhau vừa đủ để sự sống nảy mầm và phát triển. Ngôi sao Mặt trời của chúng ta có khoảng 4,6 tỷ năm tuổi và Trái đất thì hơi trẻ hơn một chút: 4,5 tỷ năm. Những tế bào đơn giản nhất được cho là lần đầu tiên xuất hiện trên Trái đất khoảng 3,8 tỷ năm trước đây, mặc dầu vậy, những sinh vật mà từ đó con người được hình thành mơi chỉ xuất hiện chưa tới 2,5 triệu năm trước đây. Con người hiện đại mới chỉ tồn tại từ 200 000 năm trước mà thôi.

Vậy, sự sống ở các dạng khác nhau đã tồn tại trên Trái đất trong hơn 80% thời gian tồn tại của Mặt trời. Có vẻ như khung thời gian của sinh quyển và vật lý thiên văn đã kết hợp một cách ưu tiên cho sự sống trong trường hợp này. Theo thuyết " lý luận loài người" thì sự trùng hợp này có nghĩa rằng Trái đất và sự sống trên đó là một trường hợp đặc biệt độc nhất vô nhị. Nhưng Cirkovic cho rằng hai khung thời gian trên có thể đã không hòa trộn nhau một cách tình cờ. Thay vào đó, đây có thể là kết quả của một quá trình phức tạp hơn nhiều trong đó bao gồm sự tương hỗ qua lại giữa Trái đất và phần còn lại của dải Ngân hà.

Những thảm họa "đặt lại giờ"

Những sự kiện vũ trụ như các cơn bùng phát tia gamma hay nhưng vụ nổ supernova liền kề có thể có tác dụng đặt lại giờ cho đồng hồ sinh học- thiên văn và tạo cho một hành tinh và ngôi sao một cơ hội thứ hai để tạo ra sự sống. Những cơn bùng phát tia gamma là những vụ nổ bí hiểm phát ra những luồng năng lượng khổng lồ, thuờng xẩy ra khi có những vụ nổ của một ngôi sao khổng lồ đang hấp hối (như Eta Carinae) hay một vụ va chạm giữa hai ngôi sao neutron trong hệ sao đôi gần. Nếu một vụ bùng phát tia gamma xẩy ra trong một vùng rộng lớn gần với hệ hành tinh, nó có thể tạo ra những luồng năng lượng bức xạ đủ lớn và huỷ diệt toàn bộ sự sống trên các hành tinh. Các vụ nổ supernova mặc dầu không mãnh liệt bằng các cơn bùng phát gamma, nhưng cũng đủ mạnh và có thể tạo ra các xung năng lượng tới các hành tinh gần đó.

Ý tưởng này dẫn tới một cách nghĩ khác về nguồn gốc sự sống. Thay vì có một quá trình tiến hóa lâu dài, từ từ, một thảm họa vũ trụ có thể khuấy động mọi thứ trong sinh quyển phức tạp và sự sống thông minh. Điều này rất giống với lý luận của thuyết tiến hóa cân bằng cưỡng bức rằng các loài sẽ phải trải qua những giai đoạn phát triển lâu dài nhưng được thắt nút bởi những cơn cuồng phong ngắn ngủi của vũ trụ

Ví dụ như theo các nhà cổ sinh vật học thì loài người đã tiến hóa được như ngày nay là nhờ có vụ thảm hoạ thiên thạch 65 triệu năm trước đã xoá sổ toàn bộ những kẻ cơ bản là ăn thịt trên Trái đất, đó là những con khủng long. Trái đất đã trải qua nhiều biến cố gây ra tuyệt chủng hàng loạt với nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong khi những cơn cuồng phong của vũ trụ làm tuyệt chủng hàng loạt loài này, chúng lại quay lại đồng hồ, thay đổi môi trường sống để từ đó những loài khác xuất hiện. Tựu chung thì đó chính là một phần phức tạp của toàn bộ lịch sử sinh học-thiên văn mà Cirkovic và các đồng nghiệp đã gán cho cái tên " Toàn cảnh sinh học thiên văn" của Thiên hà của chúng ta.

Cirkovic nói" Tốc độ tiến hóa rất là biến động. Chúng ta không có một lý do nào để nói rằng sự sống trên Trái đất chỉ có một nguồn gốc duy nhất. Rất có thể rằng sự sống trên Trái đất đã có một vài sự khởi đầu."

Cirkovic cũng nhấn mạnh rằng sự tiến hóa của nền văn minh có thể đã xẩy ra chậm hơn hoặc nhanh hơn trong những điều kiện khác nhau và không nhất thiết phải tuân theo lịch sử sinh học ?thiên văn của dải Ngân hà

Thohry
Theo Space.com