PDA

View Full Version : Kính viễn vọng châu Âu và sự hình thành vũ trụ


vinatex
25-08-2012, 09:43 AM
Kính viễn vọng châu Âu và sự hình thành vũ trụ

Được phóng lên vũ trụ ngày 14/5 tại lãnh thổ Guyane (Pháp) trên tàu Ariane 5, hai kính viễn vọng của châu Âu hướng đến quỹ đạo cuối cùng cách trái đất 1,5 triệu km.

http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200905/original/images1794426_herschel-and-planck_360.jpg
Không lâu sau khi được phóng lên vệ tinh, Herschel và Planck đã rời tàu Ariane 5 để đi đến quỹ đạo của mình. Ảnh: ESA

Trong thời gian tàu vũ trụ con thoi Atlantis thực hiện sứ mệnh sửa chữa kính Hubble, châu Âu đã phóng đi hai chiếc kính viễn vọng Herschel và Planck với nhiệm vụ

trả lời hai câu hỏi lớn: "Vũ trụ đã hình thành ra sao và liệu còn có những nền văn minh khác ngoài nhân loại trên trái đất chúng ta hay không?".

"Herschel sẽ nhìn vào giai đoạn đầu tiên trong sự hình thành ngôi sao và thiên hà. Planck sẽ cho phép chúng ta trở về đúng thời điểm bắt đầu hình thành thời gian, cách nay 14 tỷ năm?, Giáo sư Richard Holdaway, thành viên Hội đồng Khoa học và Công nghệ Anh cho biết.

Hiện tại, các thiết bị đã đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật. Ngày 24/5, thiết bị camera của nhiệt kế bức xạ PACS đã bắt đầu hoạt động để kiểm tra tính năng. Bình chứa khí helium "cực lỏng" cũng được vận hành để làm đông lạnh các dụng cụ và các bộ phận cảm ứng ở nhiệt độ -273 độ C.

http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200905/original/images1794430_3.jpg
Herschel và Planck trong quỹ đạo. Ảnh: L?Express.

Ngày 19/5, hai vệ tinh đã ở vị trí cách trái đất 610 000km (mặt trăng cách trái đất 384 000km) và cách xa nhau 10 000km.

Mục tiêu cuối cùng là đi tới điểm Lagrange (L2), nằm ở vùng bóng đêm cách trái đất 1,5 triệu km.

Không giống Hubble, vốn nổi tiếng vì các bức ảnh chụp vũ trụ tuyệt đẹp, Herschel và Planck sẽ làm việc với các dải sóng ánh sáng mà mắt người không nhìn thấy được.

Trong hai thiết bị, Herschel là chiếc kính viễn vọng lớn nhất từng được phóng vào không gian. Nó được trang bị một tấm gương cầu với đường kính khoảng 3,5m, tức lớn gấp rưỡi gương cầu của kính Hubble.

Herschel sẽ quan sát sóng hồng ngoại do các dải ngân hà, ngôi sao, hành tinh và sao chổi phát ra. Bằng cách nghiên cứu ánh sáng hồng ngoại, kính có thể nhìn xuyên qua các đám mây bụi vốn đã cản trở việc quan sát sao và sự hình thành dải ngân hà. Nó cũng sẽ xem xét các đám bụi phát ra từ những ngôi sao đang chết, vốn chứa nhiều yếu tố cần thiết cho sự sống trong vũ trụ, và phân tích hợp chất của sao chổi, các hành tinh trong Thái dương hệ của chúng ta. Các nhà thiên văn học cũng thông qua kính này để tìm kiếm sự hiện diện của nước trong không gian, tìm hiểu vũ trụ hình thành ra sao, gồm các yếu tố gì và tính toán tốc độ mở rộng của nó.
Planck, được trang bị một kính viễn vọng riêng, có nhiệm vụ đo và thu nhận phần dư của nguồn ánh sáng đầu tiên được phát ra sau khi xảy ra vụ nổ lớn (Big Bang) với độ chuẩn xác cho đến nay chưa loại kính thiên văn nào đạt được. Ngoài ra, thiết bị Planck còn giúp nghiên cứu về các vật chất tối đầy bí ẩn trong vũ trụ.

Để đảm bảo sự chính xác cao trong việc thu thập dữ liệu, thiết bị trên Planck và Herschel sẽ được giữ ở độ không tuyệt đối (-273,15 độ C), nhờ các bình khí helium lỏng. Theo kế hoạch, Herschel sẽ hoạt động trong 3 năm còn Planck có thời gian hoạt động còn ngắn hơn, chỉ chưa đầy hai năm.

Hai kính viễn vọng Herschel và Planck với tổng trị giá là 1,9 tỷ Euro là công trình nhiều tiền nhất được phóng đi từ cùng một hỏa tiễn.

(vietnamnet)