PDA

View Full Version : Tham quan 'làng vũ trụ' của Nga


manhhatuna
25-08-2012, 09:42 AM
Tham quan 'làng vũ trụ' của Nga


Thành phố ?Ngôi sao? là nơi duy nhất đào tạo phi công vũ trụ tại Nga, cũng là nơi các phi công vũ trụ bắt buộc phải sống qua trước khi thực hiện các chuyến bay.

?Thành phố? này được xây dựng trong thập niên 60 của thế kỷ trước tại một cánh rừng gần ngoại ô Moscow, là nơi đào tạo, huấn luyện phi công vũ trụ của Nga một thời gian dài. Nó giống một thị trấn bình thường với các công trình thiết yếu, như: bệnh viện, trường học, thậm chí là cả trường mẫu giáo.

Tại đây, có những mô hình tương tự các trạm vũ trụ thực, nhằm tái tạo điều kiện làm việc trong môi trường trong không gian, với đầy đủ thành phần, thiết bị đang hoạt động trên không gian, được hưởng các chế độ bảo dưỡng.

http://www.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/tuanlinh/20090512/ns01.jpg
Mỗi nhà du hành vũ trụ bay lên quỹ đạo Trái Đất đều sống qua ít nhất vài tháng tại thành phố Ngôi sao.

Tuy nhiên, tất cả các chú thích, trên mỗi nút bấm và màn hình đều hiển thị tiếng Nga và tiếng Nga chính là ngôn ngữ quốc tế trên vũ trụ. Điều đó cũng có nghĩa là mỗi nhà du hành vũ trụ Mỹ và châu Âu tới tập luyện tại thành phố ?Ngôi sao? đều phải học rất nhiều tiếng Nga kèm các bài tập.

Ngoài mô hình giúp phi hành gia làm quen với cấu trúc của trạm ISS, một phiên bản khác được đặt dưới bể bơi rộng 23 m, sâu tới 12 m giúp phi hành gia thực hiện các bài tập về đi bộ trong vũ trụ. Sau các bài tập trong bể bơi, mỗi nhà du hành có thể sút tới 3 kg. Mục đích chung của bài tập này là để mô phỏng tình trạng không trọng lượng cùng với việc làm quen với bộ quần áo du hành nặng tới 100 kg.

Chương trình huấn luyện tại thành phố Ngôi sao còn lập ra những bài tập ban đêm, bằng cách đóng cửa và tắt đèn, các phi hành gia phải tập dò dẫm và nắm tay vào các đường ống của mô hình để di chuyển trong điều kiện chật chội.

Các hoạt động nghiên cứu vũ trụ hiện nay mang tính quốc tế rất cao. Nhưng lương bổng của các nhà du hành rất khác nhau. Các nhà du hành vũ trụ châu Âu thường được trả 20.000 USD một tháng, con số này là 12.000 USD với Mỹ và 7.000 USD với Nga. Tuy nhiên, với mỗi chuyến bay, mọi nhà du hành đều được thưởng riêng, tối đa 200.000 USD.

Tại Nga, thông thường phải mất 10 năm mới có thể đào tạo thành công một nhà du hành vũ trụ. Bạn chỉ có thể đăng ký vào khóa huấn luyện này nếu có một sức khỏe tuyệt đối hoàn hảo và tuổi đời từ 25 tới 35.


http://www.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/tuanlinh/20090512/ns02.jpg
Phiên bản mô phỏng trạm vũ trụ quốc tế ISS được đặt trong căn nhà kho có kích cỡ rộng bằng một sân bóng đá. Điểm khác biệt với mô hình thật là học viên có thể mở cửa nếu muốn hít thở không khí trong lành.

http://www.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/tuanlinh/20090512/ns03.jpg
Những chiếc tay nắm cửa là bạn tốt nhất của các phi hành gia. Khi trong điều kiện không trọng lực, cách di chuyển duy nhất là trôi nổi từ tay nắm này đến tay nắm khác.

http://www.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/tuanlinh/20090512/ns04.jpg
Một nhóm kỹ sư Nga đang cài đặt chế độ mô phỏng cho lần tập sau, gồm cả bài tập về ứng phó với trường hợp hỏa hoạn.

http://www.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/tuanlinh/20090512/ns05.jpg
Nhờ sức cản của nước, các chuyển động của các nhà du hành vũ trụ ở trong môi trường này sẽ tương tự như trong điều kiện không trọng lượng ngoài vũ trụ.

http://www.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/tuanlinh/20090512/ns06.jpg
Các nhà du hành phải tập làm quen với việc cử động trong tình trạng khó khăn như vậy trước khi lên vũ trụ.

http://www.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/tuanlinh/20090512/ns07.jpg
Đây là phương tiện chính để đi lên vũ trụ 40 năm nay, tàu "Soyuz thiêng liêng". Cho đến khi Mỹ có thể hoàn thiện được tàu vũ trụ của riêng họ vào năm 2011 thì tàu Soyuz vẫn là phương tiện duy nhất để đi lên trạm quốc tế ISS.

http://www.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/tuanlinh/20090512/ns08.jpg
Thành phố Ngôi sao đã giúp đào tạo nhiều thế hệ phi hành gia đến từ nhiều nước. Trong ảnh là một phi hành gia Canada thực tập cùng một phi hành gia người Nga.

http://www.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/tuanlinh/20090512/ns09.jpg
Công nghệ của tàu Soyuz có thể đã lỗi thời, nhưng nó vẫn rất hữu dụng và đáng tin cậy.

http://www.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/tuanlinh/20090512/ns10.jpg
Quá trình thực tập được giám sát rất chặt chẽ.

Báo Đất Việt