PDA

View Full Version : CHDCND Triều Tiên phóng ?vệ tinh?


huda
25-08-2012, 09:39 AM
CHDCND Triều Tiên phóng ?vệ tinh?


Sau một thời gian khiến thế giới nhấp nhổm, CHDCND Triều Tiên đã thật sự phóng ?vệ tinh? bay qua Nhật Bản vào sáng 5-4, bất chấp những đe dọa và cảnh báo của các cường quốc.

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=326060
Sơ đồ vụ phóng vệ tinh của Bình Nhưỡng

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (HĐBA LHQ) dự kiến họp khẩn để tìm kiếm phản ứng chính thức và đồng thuận, theo đề nghị của Nhật Bản. Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản sẽ dễ dàng có được tiếng nói chung với Trung Quốc và Nga về một lệnh trừng phạt mới đối với CHDCND Triều Tiên.

Thành công hay không?

Không gọi là ?tên lửa tầm xa mang đầu đạn? như phương Tây, CHDCND Triều Tiên cho rằng đây là một vụ phóng vệ tinh Kwangmyongsong-2, nhờ tên lửa đẩy Unha-2 (tên gọi khác của Taepodong-2), ?vì mục đích hòa bình?. Hãng AFP (Pháp) dẫn nguồn KCNA cho biết vệ tinh đã quay ổn định trong quỹ đạo và hiện đang truyền phát các dữ liệu và bản nhạc cách mạng ca ngợi cố chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Nhật Thành cùng con trai ông là nhà lãnh đạo Kim Jong Il. Vệ tinh này mang theo thiết bị đo đạc và truyền thông.

Tuy nhiên, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc tuyên bố vụ phóng đã thất bại. Theo các nước này, hai tầng đẩy của tên lửa và thiết bị mang theo (vệ tinh?) đều rơi xuống Thái Bình Dương. Các nước này cho rằng thực chất đây là vụ thử tên lửa.

Văn phòng tổng thống Hàn Quốc, Bộ Ngoại giao Mỹ và Trung tâm xử lý khủng hoảng của Nhật Bản xác nhận tên lửa Bình Nhưỡng được phóng vào lúc 9g32 (giờ VN) từ bãi phóng Musudan Ri ở vùng duyên hải phía đông bán đảo Triều Tiên, hướng về phía Thái Bình Dương. Nhật Bản nói rằng ?một vật thể bay? đã bay qua nước này.

Bộ Quốc phòng Nhật nói tầng đẩy đầu tiên của quả tên lửa đã rơi xuống biển Nhật Bản, cách thành phố Akita 280km về phía tây. Tầng đẩy thứ hai bay qua thành phố Akita và Iwate ở đông bắc rồi rơi xuống Thái Bình Dương, cách Nhật hơn 2.100km về phía đông nhưng không hề có vệ tinh nào được đưa lên quỹ đạo.

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=326061
Tivi tại một cửa hàng ở Hàn Quốc phát bản tin về vụ phóng ?vệ tinh? của CHDCND Triều Tiên ngày 5-4 - Ảnh: Getty Image

Một vụ phóng, nhiều mục tiêu



Sự kiện này được cho rằng sẽ ảnh hưởng tới hòa bình và làm gia tăng căng thẳng tại khu vực Đông Bắc Á. Hành động của CHDCND Triều Tiên có thể dẫn tới nguy cơ nước này phải đối mặt với việc bị HĐBA LHQ siết chặt hơn các biện pháp trừng phạt hiện có. Truyền thông phương Tây nhìn nhận các cường quốc lo ngại Bình Nhưỡng có thể bán loại tên lửa đạn đạo này cho bất kỳ nước nào, kể cả Iran.

Trang globalsecurity.org bình luận CHDCND Triều Tiên cho rằng thế giới không dành cho nước này sự chú ý và tôn trọng như họ đáng được có. Những lá bài gây chú ý của dư luận gần đây như chấm dứt các thỏa thuận quốc tế, rút khỏi hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, tái khởi động lò phản ứng hạt nhân, thử vũ khí hạt nhân cho thấy Bình Nhưỡng luôn muốn tên mình xuất hiện trong các cuộc gặp quốc tế.

Đồng ý với nhận định này, nhà báo Mỹ Mike Chinoy - người từng đến CHDCND Triều Tiên 14 lần - bình luận vụ phóng tên lửa cho thấy chính quyền Bình Nhưỡng muốn gây sự chú ý trong cộng đồng quốc tế, nhưng với một vị thế mạnh hơn trước đây trong con mắt của chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama, và tại các cuộc thương lượng sáu bên nhằm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. ?Nhà lãnh đạo Kim Jong Il muốn nói rằng ông ta có thể làm được những việc vĩ đại, mọi người phải nhớ rằng ông ta vẫn tồn tại, vẫn có sức mạnh? - ông Mike Chinoy nói trên CNN.

Giới quan sát cho rằng vụ phóng sẽ giúp lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong Il có thêm sự ủng hộ đảm bảo quyền lực, tạm thời xua tan sự nghi ngờ về khả năng tiếp tục nắm quyền của nhà lãnh đạo 67 tuổi vừa hồi phục sau đột quỵ.

Ngoài ra, các nhà bình luận nhận định vụ phóng này một phần nằm trong cuộc chạy đua với Hàn Quốc, nước cũng có kế hoạch phóng vệ tinh lên quỹ đạo vào mùa hè năm nay. Không như nước láng giềng phương Bắc, Hàn Quốc có tiền, công nghệ phương Tây đáp ứng cho một chương trình vũ trụ thật sự với đối tác thương mại là Nga. Thậm chí họ còn có một trung tâm báo chí cho truyền thông quốc tế quan sát chương trình tại Trung tâm vũ trụ Naro trên một hòn đảo cách Seoul 485km về phía nam. Trong trường hợp này, có vẻ như CHDCND Triều Tiên mới là bên vội vã trong cuộc đua vào quỹ đạo.

?Lá bài Trung Quốc?

Bài bình luận trên báo Chosun Ilbo của Hàn Quốc ngày 5-4 cho rằng Trung Quốc - thế lực thân cận của CHDCND Triều Tiên - vẫn đang nắm con bài chính để giải quyết các tranh cãi trên bán đảo Triều Tiên, và Hàn Quốc cần phải có cách tiếp cận chiến lược một cách sáng tạo để sử dụng ?đòn bẩy Trung Quốc?.

?Hơn lúc nào hết trong lịch sử, những đóng góp của Trung Quốc giải quyết vấn đề Triều Tiên sẽ giúp giải quyết hàng loạt vấn đề hậu thời kỳ Kim Jong Il và vấn đề thống nhất hai miền?.

Trong cuộc gặp mới đây tại London với nhà lãnh đạo Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã mô tả quan hệ Mỹ - Trung là ?quan hệ song phương quan trọng nhất?. ?Sự nổi lên của Trung Quốc có những ảnh hưởng trực tiếp tới sinh mệnh tương lai của bán đảo Triều Tiên - bài báo viết - Dù Trung Quốc luôn nói ảnh hưởng của họ tới CHDCND Triều Tiên là hạn chế, nước này lúc nào cũng có thể sử dụng quyền của kẻ mạnh được, nếu họ muốn?.

KHỔNG LOAN
Tuổi trẻ Online