PDA

View Full Version : "Nhẫn lạ" được tìm thấy vòng quanh một ngôi sao chết.


ptchien
25-08-2012, 09:06 AM
http://i232.photobucket.com/albums/ee83/anhminh3103/sgr-1900plus14-bg.jpg
Hình ảnh này cho thấy một chiếc nhẫn kì quái trải dài 7 năm ánh sáng xung quanh xác của một ngôi sao khổng lồ. Ngôi sao chết, được gọi là sao nơ tron, năm ngay tại chính giữa bức hình. Kính thiên văn Spitzer đã chụp chiếc nhẫn kì bí này xung quanh sao nơtron SGR 1900+14 trong bức xạ hồng ngoại. Sao nơ tron này không thấy trong hình, bởi vì nó chưa được phát hiện trong bước sóng hồng ngoại (thấy được trong tử ngoại). Hình ảnh ghép lại này được chụp bắng cách sử dụng tất cả 3 công cụ của kính Spitzer. Màu đỏ biểu thị cho bước sóng hồng ngoại 3.6 micromet, màu xanh lá cây là ánh sáng 16 micromet, màu đỏ là bước sóng 24 micromet.

Kính thiên văn Spitzer của NASA vừa phát hiện một dạng vật chất hình chiếc nhẫn xung quanh vùng từ trường còn lại của một ngôi sao bị vỡ vụn. Xác của ngôi sao này, tên là SGR 1900+13, thuộc về một nhóm vật thể được biết với như là nhóm sao nơtron. Đây là những phần lõi của những ngôi sao khổng lồ phát ra trong những vụ nổ siêu tân tinh, nhưng không như những ngôi sao chết khác, chúng từ từ phát ra tia X và có từ trường cực mạnh.

"Vũ trụ là một nơi rộng lớn và những điều khó hiểu đều có thể xảy ra", theo lời Stefanie Wachter thuộc trung tâm khoa học Spitzer tại viện công nghệ California, Pasadena, người đã tình cờ tìm thấy "Nhẫn".

"khi tôi đang loay hoay với dữ liệu từ Spitzer về ngôi sao đó, và đó cũng là lúc tôi chú ý rằng nó được bao quanh bởi một vùng vật chất hình chiếc nhẫn mà chúng tôi chưa bao giờ nhìn thấy trước đây", Wachter là tác giả chính của một bài báo về những kết quả được đăng trong tạp chí Nature tuần này.

Wachter và cộng sự của bà nghĩ rằng chiếc nhẫn không giống như bất kì thứ gì được nhìn thấy trước đây, hình thành vào năm 1998 khi sao nơtron phun ra một dòng vật chất nóng sáng khổng lồ.

Họ tin rằng bề mặt cứng giòn của sao nơtron này bị rạn nứt, và phát ra dòng lửa hoặc một vụ nổ năng lượng, mà đưa một đám mây bụi gần đó vào không gian tạo thành vành đai nhẫn. Vành đai này có hình thuôn, với kích cỡ vào khoảng 3 đến 7 năm ánh sáng. Xem ra nó có thể có 1 hoặc có 2 chiều nhưng các nhà khoa học nói rằng họ không thể chắc chắn khả năng là một cấu trúc 3 chiều.

"Như thể là sao nơtron này đã trở thành một ngọn đuốc to lớn đang cháy rực và xóa sạch bụi xung quanh nó và tạo ra một lỗ hổng khổng lồ", theo lời Chryssa Kouveliotou, nhà vật lý học thiên thể cao cấp tại trung tâm vũ trụ Marshall và là đồng tác giả của bài báo. "Sau khi những ngôi sao này làm sáng lên nhẫn lửa xung quanh ngôi sao chết, đánh dấu cho sự bất diệt của nó".

Khám phá này có thể giúp các nhà khoa học hiểu đươc ảnh hưởng khối lượng của một ngôi sao khi nó trở thành một sao nơtron khi nó chết. Mặc dù các nhà khoa học biết rằng những ngôi sao có khối lượng ở trên một mức nhất định sẽ trở thành siêu tân tinh, nhưng họ không biết khối lượng đóng vai trò gì trong việc xác định cho dù ngôi sao đó trở thành một sao nơtron hay là một ngôi sao chết thông thường.

Theo nhóm khoa học này, chiếc nhẫn chứng minh răng SGR 1900+14 thuộc vệ một cụm sao lớn trẻ gần đó. Bằng việc nghiên cứu khối lượng của những ngôi sao ở gần, các nhà khoa học có thể biết được khối lượng tương đối của ngôi sao gốc mà đã phát nổ và trở thành SRG 1900+14.

"Chiếc nhẫn được làm sáng lên bởi thứ gì đó, tuy nhiên Spitzer chưa nhìn thấy nó", theo lời Enrico Ramirez-Ruiz của đại học California. "khỗi lượng của những ngôi sao gần đó là có khả năng nhất cho điều gì đang hâm nóng khối bụi đó và làm nó sáng lên, và điều này có nghĩa là sao nơtron này, nằm ngay vị trí trung tâm của chiếc nhẫn, có liên hệ với các ngôi sao "hàng xóm".

Những vật thể dạng nhẫn và khối cầu khá phổ biến trong vũ trụ. Những ngôi sao trẻ, nóng thổi những luồng khi bụi vào không gian, tạo thành những đám bụi hình cầu. Khi những ngôi sao chết đi trong vụ nổ siêu tân tinh, tàn dư của chúng nổ vào không gian, tạo thành những thiên thể có vòng đời ngắn nhưng tuyệt đẹp được gọi là tàn dư siêu tân tinh (supernova remnants).

Những vật thể hình nhẫn có thể hình thành xung quanh những ngôi sao đã phát nổ mà cấu trúc mở rộng những mảnh vỡ của nó va chạm với những đám bụi ở giai đoạn tiền khai sinh, và làm chúng sáng rực lên, trong trường hợp này với tàn dư siêu tân tinh goi là 1987A.

Nhưng đám bụi xung quanh sao nơtron SRG 1900+14 này lại không thuộc những trường hợp này. Bởi một điều, những tàn dư siêu tân tinh và đám bụi nhẫn này xung quanh 1987A phun ra mạnh mẽ với tia X và sóng vô tuyến. Đám bụi xung quanh SGR 1900+14 này chỉ phát ra ánh sáng nhất định nằm trong vùng hồng ngoại mà Spitzer có thể thấy được.

Đầu tiên, các nhà thiên văn học nghĩ rằng "chiếc nhẫn" phải được gọi là một infrared echo. Điều này là do khi một vật thể phát ra một tiếng nổ hướng ra phía ngoài, làm đám bụi nóng và sáng lên với bức xạ hồng ngoại. Nhưng khi họ quay lại quan sát SGR 1900+14 sau đó, chiếc nhẫn không di chuyển ra phía ngoài mà lẽ nó như thể nếu nó được gọi là echo hồng ngoại.

Một phần tích gần hơn về những hình ảnh sau đó tiết lộ rằng đám bụi này có khả năng là một lỗ hổng được tạo thành trong một đám bụi - một hiện tượng rất hiếm trong vũ trụ. Các nhà khoa học đang lên kế hoạc tim kiếm nhiều hơn những chiếc nhẫn kiểu như thế này.

"Ngôi sao nơ tron này vẫn còn "sống" về nhiều phương diện", Ramirez-Ruiz cho hay. "Nó đang tương tác với chính môi trường của nó, và tạo nên một ảnh hưởng lớn lên các ngôi sao trẻ xung quanh nơi nó được sinh ra".

Những sao nơtron được hình thành khi một ngôi sao khổng lồ kết thúc cuộc sống của nó trong một vụ nổ siêu tân tinh, để lại một ngôi sao nơtron dày đặc với một từ trường cực mạnh. Chiếc nhẫn được tìm thấy bởi Spitzer có thể không hình thành trong vụ nổ nguyên thuỷ, bởi vì bất cứ vật chất gần ngôi sao đều bị phá vỡ bởi sóng siêu âm của siêu tân tinh.

Các nhà khoa học ủng hộ rằng chiếc nhẫn có thể là phần rìa của một bóng bóng bụi khí được tạo thành bởi một vụ nổ từ sao nơtron vào năm 1998. Vùng rất sáng gần giữa hình là một nhóm các sao trẻ, mà có thể chiéu sáng phần bên trong của đám bụi, và làm cho nó giống như một chiếc nhẫn.

29/5/2008
(Theo Spacedaily.com)
http://www.spacedaily.com/reports/Strange_Ring_Found_Circling_Dead_Star_999.html

Anh Minh - PAC.News