PDA

View Full Version : Băng hoạt động trên Hỏa Tinh.


spn
25-08-2012, 09:05 AM
http://i232.photobucket.com/albums/ee83/anhminh3103/mars-tharsis-water100-bg.jpg
Một số các nhà khoa học đề xuất rằng những vùng đất trũng ở bán cầu Bắc Hỏa Tinh đã từng được bao bọc bởi nước. Một vùng hồ gần núi lửa Olympus Moon được chụp ảnh chi tiết bởi tàu Viking và camera của tàu Mars Orbiter. Credit: NASA

Một quan niệm phổ biến rằng Hỏa Tinh là hành tinh mà hoạt động khí hậu bị hạn chế từ rất lâu rồi. Khoảng 3.5 triệu năm trước, hành tinh đỏ này đã có lượng nước chảy trên phạm vi lớn và sau đó thì gần như ngưng hoạt động. Dường như thì khí hậu không thay đổi gì nhiều từ đó.

Hiện nay, trong một bài nghiên cứu làm tựa đề cho bìa tạp chí Geology tháng 5, các nhà khoa học tại đại học Brown cho rằng khí hậu trên Hỏa Tinh năng động hơn những gì họ suy nghĩ trước đó. Những kết quả có thể cho thấy một sự liên quan quan trọng trong việc xác định có hay không hành tinh này thích hợp cho sự sống như nó đã từng.

Sau khi quan sát, kiểm tra những hình ảnh chất lượng cao được chụp năm ngoái bởi tàu Mars Reconnaissance Orbiter, các nhà nghiên cứu dẫn chứng những tài liệu lần đầu tiên cho thấy rằng hiện nay các tảng băng trên Hoa Tinh dày ít nhất 1 kilomet và có thể là những tảng dày 2.5 kilomet nằm dọc đường xích đạo như 100 triệu năm trước.

Thêm vào đó, nhóm này cũng tin rằng những hình ảnh khác cho thấy rằng những dòng sông băng nằm trong những khu vực riêng rẽ trong 10 đến 100 triệu năm qua - phỏng theo bản đồ địa chất của Hỏa Tinh.

Bằng chứng của sự hoạt động gần đây cho thấy khi hậu Hỏa Tinh có thể thay đổi lại và có thể giúp các nghiên cứu về sự sống có hay không thể tồn tại trên hành tinh này.

"Chúng tôi đi từ việc quan sát Hỏa Tinh như một hành tính chết hơn 3 tỉ năm đến một hành tinh vẫn hoạt động trong thời gian gần đây", Jay Dickson, một nhà phân tích nghiên cứu trong bột phận khoa học địa chất tại đại học Brown và tác giả hàng đầu của tờ Geology. "Các kết quả này đã thay đổi thái độ của chúng ta từ một hành tinh khô và chết đến một hành tinh có băng hoạt động.

Trên thực tế, Dichkson và các đồng tác giả là James Head, nhà địa chất học hành tinh, 2 giáo sư danh tiếng tại đại học Brown là Louis và Elizabeth Scherck, và David Marchant, phó giáo sư chuyên ngành khoa học Trái Đất tại đại học Boston, tin rằng các bức ảnh này chó thấy rằng Hỏa Tinh đã trải qua nhiều kỉ băng hà trong quá khứ với những thay đổi trong độ nghiêng hành tinh này, là nguyên nhân gây ra thay đổi khí hậu sau khi làm chệch hướng lượng lớn ánh sáng chiếu xuống các khu vực khác nhau.

Dickson và các nhà khoa học khác đã tập trung vào một khu vực gọi là Protonilus Mensae - Coloe Fossae. Khu vực này nằm trong vùng xích đạo Hỏa Tinh và được đánh dấu bởi những phần không đều của dãy núi đỉnh bằng, khối núi và các thung lũng dốc. Chúng tách rời những vùng đất thấp ở phía Bắc từ những vùng đất cao ở phía Nam.

Nhóm này đã xem xét một vùng riêng biệt tại thung lũng hình hộp trong vùng đồng bằng thấp gần mặt nước biển. Các hình ảnh cho thấy thung lũng có các lớp băng tích - những lớp đá trầm tích đánh dấu giới hạn của chuyển động của một sông băng hoặc là phần tĩnh lặng của nó. Các lớp đã trầm tích xuất hiện cho thấy rằng một sông băng đã chảy qua thung lũng này, điều mà "không thể xảy ra theo qui luật tự nhiên" (physically cannot happen) như lời Dickson.

Thay vào đó, nhóm nghiên cứu này đã suy luận về nguồn gốc của băng trong vùng đồng bằng xung quanh hình thành cao hơn các vách đá của thung lũng và sau đó chảy xuống thẳng các phần cao nhất của thung lũng, những chỗ trở thành những điểm thấp nhất trên địa hình băng. Nhóm này đã tính toán các tảng băng này phải dày khoảng 1 kilomet bởi những đo đạc độ cao trước kia giữa đồng bằng và mép thung lũng. Dựa trên những mô hình dòng chảy, tảng băng có thể đạt đỉnh là 2.5 kilomet độ dày trong suốt thời gian được biết như cuối thời kì Amazonian.

Kết quả này có thể liên quan đến những tranh luận xung quanh sự sống trên Hỏa Tinh bởi việc củng cố thếm trường hợp có nước dạng lỏng. Băng có thể tan trong vòng 2 ngày dưới nhiệt độ và áp lực. Theo hiểu biết hiện tại, khí hậu Hỏa Tinh được chi phối bởi quá trình thăng hoa - quá trình mà các vật chất rắn trực tiếp chuyển thành trạng thái hơi. Nhưng những tảng băng có thể gây áp lực mạnh lên nền địa chất để tạo ra nước dạng lỏng, cái mà làm độ dày của các sông băng trên bề mật trở nên hấp dẫn.

Dickson cũng nhìn vào một thùy (lobe) ngang qua thung lũng. Ở đó, ông ta thấy rõ ràng là lớp băng tích bán cầu đã tràn từ một phụ lưu cổ trên vùng đồng bằng xung quanh. Cái thùy này chồng lên một lớp trầm tích băng và xuất hiện như sự chứng tỏ hơn nữa về sự đóng băng. Mặc dù các nhà địa chất học không thể xác định niên đại bất kì sự kiện nào, nhưng địa hình xuất hiện cho thấy ít nhất hai giai đoạn quá trình đóng băng xuất hiện, củng cố thêm những giả thuyết cho rằng khí hậu Hỏa Tinh đã trải qua nhiều kỉ băng hà.

28/4/2008
(Theo Spacedaily.com)
http://www.marsdaily.com/reports/Icy_Active_Mars_999.html

Anh Minh - PAC.News