PDA

View Full Version : Mặt Trăng bi ràng buộc bởi từ trường Trái Đất.


hechang
25-08-2012, 09:05 AM
http://i232.photobucket.com/albums/ee83/anhminh3103/080420123319.jpg
Từ trường Trái Đât phản ứng lại gió Mặt Trời. Nó trải dài ra thành "đuôi" theo chiều gió thổi.

Khi quan sát lúc trăng tròn: các miệng lúi nửa cổ và các biển dung nham đóng băng nằm im dưới bầu trời hết sức im lặng. Đó là một khoản lặng, một thế giới tiến triển chậm, thậm chí ngay cả một dấu chân con người cũng tồn tại hàng triệu năm. Dường như không có gì xảy ra ở đó, điều đó có đúng không?

Câu trả lời là không.

Các nhà khoa học được hỗ trợ bởi NASA nhận ra rằng có điều gì đó xảy ra hằng tháng khi mặt trăng bị ảnh hưởng bởi từ trường Trái Đất.

"Từ trường Trái Đất mở rộng tới quĩ đạo của mặt trăng và mỗi lần một tháng, quĩ đạo Mặt Trăng lại đi vào vùng từ trường đó", Tim Stubbs, một nhà khoa học của đại học Maryland làm việc tại trung tâm chuyến bay không gian Goddard, cho hay. "Điều này có thể dẫn đến kết quả sự trải dài của bão Mặt Trời đến vùng tia lửa điện.

Đuôi từ trường của Trái Đất là một từ trường mở rộng giống như khi ta dùng la bàn tìm đường vòng quanh bề mặt Trái Đất. Phần còn lại của hành tinh chúng ta bị bao bọc bởi từ trường khép kín, do những hoạt động trong nhân Trái Đất. Ngoài không gian, gió Mặt trời gây lực ép lên bọc từ trường này và duỗi nó ra, tạo thành một đuôi từ trường theo hướng gió.

Stubbs nói rằng:"chỉ cần nhìn, nếu trăng tròn thì nó đang ở bên trong đuôi từ trường". Mặt Trăng đi vào vùng từ trường 3 ngày trước khi tròn, đi ngang qua từ trường 6 ngày và, ra khỏi ở phía bên kia.

Trong 6 ngày này những điều lạ lùng có thể xảy ra.

Trong khi nó đi ngang qua, Mặt Trăng sẽ gặp phải những dòng plasma khổng lồ của những điện tích ở trong từ trường. Những dòng điện tích sáng nhất sẽ va đập vào bề mặt Mặt Trăng, do đó nó được tích điện một cách bị động.

Vào ban ngày trên Mặt Trăng, tác động này bị trung hòa bởi ánh sang Mặt Trời: các dòng tia cực tìm sẽ đánh bật các electrong khỏi bề mặt, giữ sự tích điện ở mức tương đối thấp. Nhưng vào ban đêm, các electron tích điện và điện thế trên bề mặt có thể đạt tời hàng trăm ngàn vôn.

Tưởng tượng rằng nó giống như một cái tất được lấy ra từ máy sấy. Các nhà phi hành gia ở trên Mặt Trăng trong quá trình nó đi vào vùng từ trường có thể cho biết điều đó. Khi đi qua những nơi được tích điện trên bề mặt Mặt Trăng, các phi hành gia có thể thu nhận một lượng lớn điện tích.

Có bằng chứng đang dần hiện ra rằng các phần tử nhỏ của bụi trên mặt trăng có thể lơ lửng trong không trung bởi lực điện. Điều này có thể tạo ra một khí quyển bụi tạm thời vào ban đêm, nó làm đen các bộ đồ phi hành gia, làm kẹt các máy móc, làm trầy các bề mặt kim loại và gây khó khăn cho phi hành gia.

Bụi Mặt Trăng có thể tập trung lại thành một loại gió có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Được tập trung bởi những sự khác biệt trong việc tích điện trên cả vệ tinh này, gió này sẽ thổi từ nơi tích điện âm mạnh đến nơi tích điện âm yếu. Tác động của cơn "bão bụi" (dust storm) này sẽ mạnh hơn tại nơi giao nhau giữa ngày và đêm trên Mặt Trăng.

Phần nhiều trong số này chỉ là phỏng đoán, Stubbs nhấn mạnh. Không ai có thể quả quyết rằng điều gì xảy ra trên Mặt Trăng khi nó đi vào vùng từ trường, bởi vì chưa ai ở trên Mặt Trăng vào lúc đó. "Các phi hành gia Apollo chưa bao giờ đạt chân lên khi trăng tròn và họ cũng chưa trải qua cảm giác ở trong từ trường.

Những bằng chứng thuyết phục nhất có được từ tàu thăm dò Lunar Prospector của NASA, bay trên quĩ đạo Mặt Trăng từ 1998-99 và quan sát hiện tượng này nhiều lần. Trong một số lần, tàu thăm dò này đã nhận biết được những thay đổi to lớn trong điện thế của Mặt Trăng vào ban đêm, dao động từ -200V đến -2000V.

"Điều đó đáng được chú ý", Halekas cho hay,"các dòng plasma là một cấu trúc rất năng động. Chúng là một trạng thái hoạt động liên tục. Vì thế khi Mặt Trăng chuyển động vào vùng từ trường, các dòng plasma có thể lướt qua nó nhiều lần, phụ thuộc vào chúng hoạt động mạnh mẽ ra sao, chúng ta có gặp dòng plasma này nhiều lần trong một chuyển động đơn lẻ qua các đuôi từ trường ở bất kì đâu từ vài phút đến vài giờ hoặc thậm chí vài ngày.

"Kết quả là bạn có thể tưởng tượng môi trường tích điện trên mặt trăng mạnh mẽ ra sao. Mặt Trăng có thể đang ở trong một vùng lặng lẽ nào đó và đột nhiên những dòng plasma này lướt qua do điện thế ban đêm gây ra có thể lên tới 1 kilovon. Sau đó cũng nhanh chóng trờ lại trạng thái ban đầu".

Các cuộn xoáy điện tích là điều gây ngạc nhiên nhất trong bão từ cũng như bão Mặt Trời. "Đó là giai đoạn hoạt động mạnh mẽ của dòng plasma và chúng ta phải nghiên cứu chuyện gì xảy ra tiếp sau đó".

Các phi hành gia tương lai sẽ trả lời câu hỏi này. NASA đang chuẩn bị kế hoạch quay lại Mặt Trăng trong vài thập niên tới đây để xây dựng một căn cứ cho việc khám phá vệ tinh này lâu dài.

Những nguồn khác sản sinh plasma:

Đuôi từ trương của Trái Đất không phải là nguồn duy nhất sản sinh ra plasma. Gió Mặt Trời cũng có thể cung cấp những phân tử tích điện, thật vậy, hầu hết thời gian, gió Mặt Trời là nguồn sản sinh plasma đầu tiên. Nhưng khi Mặt Trăng đi vào vùng đuôi từ trường thì gió Mặt Trời bị đẩy về phía sau và các dòng plasma sẽ thay thế. Dòng plasma nóng hơn gấp 10 lần gió Mặt Trời và tạo ra lực đẩy mạnh hơn khi nó đi vào vùng cân bằng điện tích trên bề mặt Mặt Trăng. Các hạt electrong nóng 2 triệu độ trong dòng plasma chuyển động hỗn loạn và nhiều trong số đó đập vào bề mặt Mặt Trăng. Các hạt electrong của gió Mặt Trời tương đối "lạnh" khoảng 140 ngàn độ C, và một số ít lướt qua những vùng tối của Mặt Trăng.

21/4/2008
(Theo Sciencedaily.com)

Anh Minh - PAC.News