tandaiphat
29-08-2012, 11:11 AM
Orion dưới bước sóng tia X
http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/image/0710/orion_xray_c.jpg
Hình ảnh tổng hợp những quan sát dưới bước sóng tia X của đài thiên văn Chandra hướng về phía tinh vân lớn Orion (Great Nebula of Orion - M42). Tinh vân với kích thước 1.500 NAS này được biết tới như là một trong những khu vực sinh sao mãnh liệt gần Trái Đất nhất. Khối rất sáng tại trung tâm bức ảnh là những ngôi sao khổng lồ trong cụm sao trẻ mang tên Trapezium. Chính ánh sáng từ những đối tượng này đã khiến tinh vân Orion rực sáng dưới bước sóng khả kiến. Những ngôi sao trẻ màu xanh và màu vàng trong bức ảnh trên có kích thước tương tự Mặt Trời. Nguồn gốc gây ra những luồng tia X khổng lồ trong tinh vân Orion là quầng khí plasma và bề mặt rất không ổn định trong từ trường mạnh của những ngôi sao. Mặt Trời của chúng ta có lẽ cũng phát ra những luồng tia X mạnh cỡ đó khi nó được vài triệu năm tuổi. Bức ảnh trên bao quát vùng không gian có kích thước khoảng 2.5 NAS thuộc khu vực trung tâm của tinh vân Orion lớn.
Nguyễn Trần Hạ - Câu lạc bộ Thiên văn nghiệp dư TP. Hồ Chí Minh
http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/image/0710/orion_xray_c.jpg
Hình ảnh tổng hợp những quan sát dưới bước sóng tia X của đài thiên văn Chandra hướng về phía tinh vân lớn Orion (Great Nebula of Orion - M42). Tinh vân với kích thước 1.500 NAS này được biết tới như là một trong những khu vực sinh sao mãnh liệt gần Trái Đất nhất. Khối rất sáng tại trung tâm bức ảnh là những ngôi sao khổng lồ trong cụm sao trẻ mang tên Trapezium. Chính ánh sáng từ những đối tượng này đã khiến tinh vân Orion rực sáng dưới bước sóng khả kiến. Những ngôi sao trẻ màu xanh và màu vàng trong bức ảnh trên có kích thước tương tự Mặt Trời. Nguồn gốc gây ra những luồng tia X khổng lồ trong tinh vân Orion là quầng khí plasma và bề mặt rất không ổn định trong từ trường mạnh của những ngôi sao. Mặt Trời của chúng ta có lẽ cũng phát ra những luồng tia X mạnh cỡ đó khi nó được vài triệu năm tuổi. Bức ảnh trên bao quát vùng không gian có kích thước khoảng 2.5 NAS thuộc khu vực trung tâm của tinh vân Orion lớn.
Nguyễn Trần Hạ - Câu lạc bộ Thiên văn nghiệp dư TP. Hồ Chí Minh