minhduongf
29-08-2012, 11:09 AM
Vùng trời xung quanh ?Con rắn Ngân Hà?
http://i934.photobucket.com/albums/ad185/six_93/vungtroi.jpg
Ảnh kính thiên văn Spitzer chụp vùng trời có chứa đám mây bụi tối có hình con rắn trong chòm sao Sagittarius. Trong bức ảnh, có thể thấy 2 đám mây bụi tối dày đặc, một ở góc trên bên trái (hình con rắn), một ở góc trên bên phải. Các đám mây bụi tối này có thể chứa bên trong rất nhiều các sao khổng lồ trẻ.
Vùng màu sắc sặc sỡ lân cận hai đám mây bụi trên là khu vực có mật độ vật chất nhỏ hơn. Các phân tử vật chất bị đốt nóng bởi ánh sáng từ các ngôi sao và phát ra tia hồng ngoại. Các đốm sáng màu vàng và cam là những ngôi sao đang hình thành. Đốm đỏ ở phần ?bụng? của ?con rắn? là một ngôi sao có khối lượng từ 20 ? 50 lần khối lượng Mặt Trời. Các đốm sáng màu lam trong bức ảnh là các ngôi sao rải rác trong Ngân Hà.
Quả cầu màu đỏ ở góc trái, bên dưới ?con rắn? là tàn tích của một vụ nổ supernova. Các nhà thiên văn học cho rằng, bức xạ cùng với gió của ngôi sao khi còn tồn tại và sóng xung kích khi xảy ra supernova đã đóng vai trò chính trong việc hình thành đám mây bụi tối hình rắn.
Các đám mây bụi tối trong bức ảnh trên vẫn tiếp tục là đối tượng quan sát của các nhà thiên văn với mục đích tìm hiểu về quá trình hình thành của các ngôi sao khổng lồ. Liệu các ngôi sao kích thước lớn được hình thành từ quá trình nén lại của các đám mây khí bụi, tương tự như các ngôi sao có cỡ Mặt Trời, hay được hình thành theo một cơ chế mà các tác nhân môi trường đóng vai trò chủ đạo (bức xạ và gió của các ngôi sao hoặc sóng xung kích của các supernova lân cận).
HAAC
http://i934.photobucket.com/albums/ad185/six_93/vungtroi.jpg
Ảnh kính thiên văn Spitzer chụp vùng trời có chứa đám mây bụi tối có hình con rắn trong chòm sao Sagittarius. Trong bức ảnh, có thể thấy 2 đám mây bụi tối dày đặc, một ở góc trên bên trái (hình con rắn), một ở góc trên bên phải. Các đám mây bụi tối này có thể chứa bên trong rất nhiều các sao khổng lồ trẻ.
Vùng màu sắc sặc sỡ lân cận hai đám mây bụi trên là khu vực có mật độ vật chất nhỏ hơn. Các phân tử vật chất bị đốt nóng bởi ánh sáng từ các ngôi sao và phát ra tia hồng ngoại. Các đốm sáng màu vàng và cam là những ngôi sao đang hình thành. Đốm đỏ ở phần ?bụng? của ?con rắn? là một ngôi sao có khối lượng từ 20 ? 50 lần khối lượng Mặt Trời. Các đốm sáng màu lam trong bức ảnh là các ngôi sao rải rác trong Ngân Hà.
Quả cầu màu đỏ ở góc trái, bên dưới ?con rắn? là tàn tích của một vụ nổ supernova. Các nhà thiên văn học cho rằng, bức xạ cùng với gió của ngôi sao khi còn tồn tại và sóng xung kích khi xảy ra supernova đã đóng vai trò chính trong việc hình thành đám mây bụi tối hình rắn.
Các đám mây bụi tối trong bức ảnh trên vẫn tiếp tục là đối tượng quan sát của các nhà thiên văn với mục đích tìm hiểu về quá trình hình thành của các ngôi sao khổng lồ. Liệu các ngôi sao kích thước lớn được hình thành từ quá trình nén lại của các đám mây khí bụi, tương tự như các ngôi sao có cỡ Mặt Trời, hay được hình thành theo một cơ chế mà các tác nhân môi trường đóng vai trò chủ đạo (bức xạ và gió của các ngôi sao hoặc sóng xung kích của các supernova lân cận).
HAAC